Vì sao không dùng thuốc kháng virus cho trẻ F0?

(CDC Hà Nam)

Thuốc kháng virus có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ em như sốc phản vệ, buồn nôn, tiêu chảy, tổn thương gan, tăng men gan, phát ban ngoài da.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em không được chỉ định dùng thuốc kháng virus SARS-CoV-2, ngoại trừ Remdesivir. Đây là thuốc đường tĩnh mạch nhưng rất khó mua và khó dùng. Hầu hết các bé đều mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ và không triệu chứng (SpO2 hơn 96%, không khó thở và viêm phổi kèm theo) nên không cần dùng thuốc kháng virus.

Lợi ích của thuốc kháng virus SARS-CoV-2 với trẻ em không rõ ràng, chưa có bằng chứng thuốc này giúp trẻ em sẽ nhanh khỏi Covid-19. Một số nghiên cứu lại cho rằng, Remdesivir có tác dụng với trẻ mức độ nặng và nguy kịch dưới sự giám sát chuyên gia nhi khoa.

Bên cạnh đó, cũng chưa có khuyến cáo dùng thuốc kháng virus cho phụ nữ đang mang thai vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ đang cho con bú nếu dùng thuốc kháng virus nên dừng cho con bú và thay bằng sữa công thức.

Vì sao không dùng thuốc kháng virus cho trẻ F0
Thuốc molnupiravir sản xuất tại Công ty Boston Việt Nam – một trong ba doanh nghiệp đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sản xuất thuốc này. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo bác sĩ Nhi khoa Mạnh Cường, Nhóm Bác sĩ Hỗ trợ F0 tại nhà, tác hại của thuốc kháng virus với trẻ em có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm như phản vệ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ do quá mẫn cảm với thuốc kháng virus SARS-CoV-2. Trẻ còn có thể bị buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tổn thương gan, tăng men gan khi dùng thuốc.

Phải đánh giá chức năng thận trước khi cho trẻ dùng thuốc này (mức lọc cầu thận hơn 30 ml/pH). Nếu thận không tốt có thể gây tổn thương thận. Bên cạnh đó, bác sĩ Cường cũng lưu ý, trẻ có thể bị phát ban ngoài da.

Để điều trị cho trẻ F0, phụ huynh nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc theo triệu chứng và chế độ thư giãn, tập thể lực nhẹ nhàng cho con.

Theo hướng dẫn Sổ tay chăm sóc cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà do Trung tâm bệnh nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội thầy thuốc Trẻ Việt Nam biên soạn, phụ huynh cần chuẩn bị một số vật dụng như nước sát khuẩn hoặc xà phòng, khẩu trang với trẻ trên 2 tuổi, một nhiệt kế. Nếu có thể nên chuẩn bị một máy đo SpO2, điện thoại có chức năng gọi video để liên hệ với nhân viên y tế khi cần thiết.

Những loại thuốc chuẩn bị sẵn gồm thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol, mua cả dạng gói và viên đặt hậu môn để sẵn tủ lạnh, siro ho thảo dược hoặc kẹo ngậm giảm ho với trẻ lớn. Oresol dạng gói bột pha, vitamin C, D, nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi. Không cần mua sẵn kháng sinh, kháng virus, chống viêm, chống đông, thuốc xách tay, thuốc không rõ tem mác…

Trọng Đoàn

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 12/01/2022

Mậu Ngọ

Tăng cường tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 

CDC Hà Nam

Trắng đêm lấy hàng chục ngàn mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân của 10 xã/phường thành phố Phủ Lý

Ngọc Nga