10 nguyên tắc an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hướng dẫn

(CDC Hà Nam)

Việc áp dụng các nguyên tắc trong vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống hàng ngày giúp tránh ngộ độc thực phẩm, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa, đảm bảo sức khỏe tốt,….

Ngộ độc thực phẩm về cơ bản nguy hiểm cho sức khỏe do ăn đồ ăn bị ô nhiễm gây ra. Mức độ ngộ độc thức ăn tùy thuộc vào mức độ kém vệ sinh của thức ăn đó.

Do đó, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng như các bệnh về đường tiêu hóa, người tiêu dùng cần tuân thủ 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hướng dẫn:

  1. Chọn thực phẩm an toàn
  2. Nấu kỹ thức ăn
  3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
  4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
  5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn
  6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín
  7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ
  8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ
  9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác
  10. Sử dụng nguồn nước sạch

Cũng theo Cục An toàn thực phẩm khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải ngưng sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

Ngoài ra để tránh lây nhiễm ngộ độc cho người khác cần vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh. Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

Ngọc Nga (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Rét đậm, rét hại, dễ mắc bệnh gì?

CDC Hà Nam

Những thực phẩm cần tránh trước kỳ thi lớp 10 để có sức khoẻ tốt nhất

Ngọc Nga

Tiêm vắc xin COVID-19 giúp tránh hội chứng mệt mỏi mãn tính sau mắc

admin