Học sinh đi học trở lại cần làm gì để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2?

(CDC Hà Nam)

Bạn đọc hỏi: Học sinh khi đi học trở lại cần làm gì để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 khi dịch vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng?

Học sinh đi học trở lại cần làm gì để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2? - Ảnh 1.

Khử khuẩn lớp học để học sinh đến trường được an toàn. Ảnh: TTXVN

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phòng bệnh cho các em học sinh khi quay trở lại trường học, các phụ huynh, người lớn từ 18 tuổi trở lên trong gia đình cần tiêm đủ liều vaccine COVID-19 để tạo môi trường gia đình an toàn cho trẻ. Mỗi người cần nghiêm túc thực hiện 5K để làm gương và nhắc nhở trẻ thực hiện.

Cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để hướng dẫn con thực hiện các biện pháp phòng dịch tại trường học.

Đặc biệt, trẻ mắc COVID-19 thường có triệu chứng rất nhẹ, bố mẹ cần lưu ý tới các biểu hiện bất thường của con khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở để đưa con đến cơ sở y tế sớm nhất.

Cha mẹ cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi quá đông người, những nơi tỷ lệ tiêm vaccine còn thấp.

Chuyên gia cũng lưu ý khi đến trường, các em phải đeo khẩu trang, nhà trường phải bố trí ngồi giãn cách, hướng dẫn các em không nói chuyện ở trong lớp, không tụ tập ngoài sân. Hiện thời tiết đã vào mùa lạnh, trường học không nên bật điều hoà mà phải mở cửa, bật quạt thông thoáng lớp học. Các trường cũng phải bố trí có lực lượng y tế túc trực toàn thời gian.

Bộ Y tế cũng đã có khuyến cáo các biện pháp cụ thể để học sinh cần thực hiện hằng ngày tại trường học, phòng tránh mắc COVID-19 như:

– Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm: Trước khi vào lớp; trước và sau khi ăn; sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ; sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.

– Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa tay sạch.

– Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

– Không dùng chung các đồ dùng cá nhân, như: Cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn…

– Không khạc, nhổ bừa bãi.

– Bỏ rác đúng nơi quy định.

– Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.

Theo Bộ Y tế

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch ngày 07/9

Ngọc Nga

Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ngọc Nga

Béo bụng nguy hiểm như thế nào?

Ngọc Nga