BỔ SUNG VITAMIN A CHO TRẺ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ

(CDC Hà Nam)

Vitamin A có vai trò đối với sự phát triển của trẻ: Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng tan trong dầu cần thiết cho sự phát triển thể chất và góp phần tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, Có 4 vai trò chính:

Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.

Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt.

Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.

Miễn dịch: VitaminA tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể (Vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…)

Thiếu Vitamin A trẻ có nguy cơ:

Trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.

Biểu hiện sớm của thiếu vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu hay còn gọi quáng gà.

Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa.

Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

 Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao (200.000 IU) bổ sung ngay sau sanh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ.

Chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A. Vitamin A có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày như:

+ Gan cá động vật, các loại cá béo như cá thu, cá trích.

+ Các loại  rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm như : carot, khoai lang, cây họ cam quýt, gấc, đu dủ, rau ngót, rau muống, mồng tươi…

+ Các nguồn khác như: thịt bò nạc, sữa, cá hồi, phomat…

Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin A nên kèm với chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.

– Đảm bảo vệ sinh môi trường, dự phòng nhiễm khuẩn, tẩy giun.

– Bổ sung vitamin A liều cao.

+ Trẻ 6 – 36 tháng tuổi đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng (vào ngày 1-2 tháng 6 và 1-2 tháng 12) tại các điểm uống vitamin A.

+ Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, tiêu chảy kéo dài… cũng cần được uống vitamin A liều cao.

Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi: uống 100.000 đơn vị.

Trẻ trên 12 – 36 tháng: uống 200.000 đơn vị.

Trường hợp trẻ sắp được 6 tháng tuổi hay hơn 3 tuổi thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho uống.

+ Trẻ đang bị bệnh, vừa được chích ngừa hoặc sắp chích ngừa cũng đều có thể uống được vitamin A liều cao.

Tuy nhiên, vitamin A liều cao hầu như không gây tác dụng phụ nguy hiểm, trừ một số triệu chứng ít gặp như nôn ói, đi ngoài phân lỏng hoặc với thóp phồng ở những trẻ dưới 1 tuổi (những phản ứng này sẽ giảm sau 1 – 2 ngày).

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Nghiên cứu phát triển thuốc mới phòng chống sốt xuất huyết

Ngọc Nga

Bước tiến mới trong xác định nguyên nhân gây ung thư, tiểu đường

CDC Hà Nam

Nên làm gì nếu học sinh bị sốt, ho, khó thở khi đi học trở lại?

CDC Hà Nam