Bệnh nhân COVID-19 cần thời gian bao lâu để tiêm chủng?

(CDC Hà Nam)

Sở Y tế Công cộng Pháp (HAS) chỉ ra rằng những người đã nhiễm COVID-19 phải đợi ít nhất sau ba tháng mới chủng ngừa.

Chúng ta biết rằng sau khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sản sinh ra các kháng thể giúp chống lại COVID-19. Theo nghiên cứu mới nhất, khả năng miễn dịch do nhiễm COVID-19 có thể kéo dài trong vài tháng. Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications tiết lộ, các kháng thể sẽ tồn tại trong máu ít nhất 8 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2, bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi của bệnh nhân hoặc sự hiện diện của các bệnh lý khác.

Ban Giám đốc Sở Y tế cùng đồng chí Nguyễn Thanh Dương – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kiểm tra, giám sát tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại điểm tiêm CDC ngày 28/4/2021..

Sở Y tế Công cộng Pháp (HAS) chỉ ra rằng, những người đã nhiễm COVID-19 “được coi là được bảo vệ trong ít nhất ba tháng bằng miễn dịch sau lây nhiễm”. Do đó, họ phải đợi ít nhất sau ba tháng mới chủng ngừa. HAS khuyến cáo rằng vắc xin nên được thực hiện trong khoảng thời gian gần 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Sau lần tiêm đầu tiên này, có cần thiết phải tiêm thêm liều vắc xin thứ hai không? Sở Y tế công cộng Pháp khuyến cáo một liều vắc-xin duy nhất cho những người đã mắc COVID-19. Bà Viviana Simon, đồng tác giả của một nghiên cứu về chủ đề này trên Tạp chí Y học New England, cho biết vào tháng 3 vừa qua: “Liều vắc xin đầu tiên hoạt động như một liều nhắc lại, khiến liều thứ hai trở nên không cần thiết”.

Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ: Những người bị suy giảm miễn dịch nên được chủng ngừa hai liều huyết thanh, 3 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2; những người đã bị nhiễm COVID-19 sau liều vắc-xin đầu tiên nên tiêm liều thứ hai trong vòng 3 đến 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh.

                                                                                                   Phan Hạnh tổng hợp

Bài viết liên quan

Nứt gót chân do đâu và biện pháp khắc phục

Ngọc Nga

Phòng ngừa các tai nạn cho học sinh

hanh phan

Biến thể Omicron – nên lo lắng đến mức độ nào?

Ngọc Nga

Để lại bình luận