Chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường

(CDC Hà Nam)

 Như chúng ta đã biết Môi trường bao gồm: Đất đai,tài nguyên thiên nhiên, động, thực vật… tất cả các yếu tố có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và cũng là nơi chứa đựng chất thải.Chúng ta đều khẳng định rằng, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt.Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà chúng ta lại lỡ lòng nào không biết giữ gìn và bảo vệ nó chỉ vì sự thờ ơ coi thường không coi môi trường là vốn quý. Để giờ đây, khi môi trường sống của chúng ta đang dần bị xuống cấp ô nhiễm, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy mỗi chúng ta, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”. Đó là câu hỏi mọi người dân chúng ta phải thay đổi tư duy, phải suy nghĩ.

Vệ sinh môi trường học là nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng vứt xác động vật và rác thải sinh hoạt bừa bãi.

Nguyên nhân thứ nhất: là do những thói quen và lối sống mang tính cá nhân, thiếu hiểu biết thậm chí là ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của mình. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác ra là xong, còn việc xử lý rác thế nào là việc của xã hội.

Nguyên nhân thứ hai: là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở của các cấp, các ngành thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Môi trường nước. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm.

Nguyên nhân thứ ba: chưa có điểm thu gom, xử lý, rác thải tập trung do chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân trong việc lựa chọn điểm chôn lấp rác thải. Biện pháp khắc phục của nguyên nhân này; Vì vậy  kêu gọi toàn dân cùng hành động thiết thực để Bảo vệ môi trường.

Đối với nhận thức: Việc đầu tiên để góp phần bảo vệ môi trường trước hết mọi người hãy nâng cao nhận thức,thay đổi tư duy để hiểu, biết để cùng hành động vì môi trường chung của chúng ta. Chỉ có thay đổi tư duy và nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ của chúng ta sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.

Đối với rác thải: Hàng ngày chúng ta đi trên đường nhìn thấy rác thải tràn lan trên đường chẵng nhẽ chúng ta không chạnh lòng. Do Vậy chúng ta nên hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, xây dựng lò đốt rác ở gia đình để chủ động thu gom, phân tích xử lý rác thải tại gia đình. Tuyệt đối không vứt rác ở các trục đường, đê điều, những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường. Tuyệt đối không vứt rác, xả nước thảixuống lòng sông,mương máng..

Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh , trồng hoa ở nhà cũng như cơ quan, khu dân cư, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Nhân dân chủ động thu gom xử lý, đốt các loại cành cây, rác thải tại gia đình mình, nghiêm cấm vứt ra các trục đường, khu vực công cộng, lòng sông, mương , máng.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên ban tặng.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người,hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn,đường làng ngõ xóm ngày càng xanh- sạch- đẹp hơn,góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp, văn minh.

“Vì gia đình, vì đất nước, vì môi trường xanh, sạch đẹp, vì sức khỏe mọi người hãy bảo vệ môi trường nơi chúng ta đang sống,Vì ngôi nhà bạn, yêu thương ngôi nhà bạn, bây giờ và mãi mãi”. xây dựng môi trường trở thành miền quê trong lành là điểm đến của mọi người.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Ngọc Nga

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra an toàn

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 08/01/2022

Ngọc Nga