Công tác bồi dưỡng giáo dục vệ sinh tại trường học

(CDC Hà Nam)

Vệ sinh đối với cấp dưỡng:

Cấp dưỡng phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưỡng được tham gia các lớp tập huấn hoặc các lớp bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cho cấp dưỡng hiểu được trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ luôn khỏe mạnh và an toàn. Cấp dưỡng phải thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến cho trẻ, luôn sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay trong suốt quá trình chế biến. Đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh và rửa tay sau mỗi công đoạn chế biến. Dùng khăn lau tay riêng, được giặt và phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ theo quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo nguyên tắc một chiều, không tùy tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được khạc nhổ trong lúc chế biến thức ăn cho trẻ, khi nêm ném thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia thức ăn cho trẻ phải mamg khẩu trang, găng tay và chia thức ăn bằng dụng cụ. Tuyết đối không dùng tay để bốc và chia thức ăn, thực hiện nghiêm túc việc phân chia thức ăn cho trẻ phải đảm bảo số lượng và định lượng..

Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên phụ trách tại lớp:

Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chăm sóc trẻ trong trường mầm non nhất là tại lớp bán trú. Nên công tác vệ sinh cá nhân của cô giáo cùng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cô giáo phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn và mang khẩu trang, găng tay, dùng dụng cụ chia thức ăn riêng.

Chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, khăn lau tay, đĩa đựng thức ăn thừa cho trẻ, cô luôn động viên trẻ ăn hết suất.

Tổ chức cho giáo viên được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần như cấp dưỡng.

Giáo viên luôn ứng xử nhẹ nhàng đối với trẻ ở mọi lúc mọi nơi để tạo cho trẻ một tâm thế ổn định về thể chất lẫn tinh thần. Và không ngừng thu thập nhưng thông tin quan trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ nói riêng và người tiêu dùng nói chung. Để đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc đảm bảo VSATTP trong trường mầm non.

Vệ sinh cá nhân trẻ:

Như các bạn đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là phần quan trọng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển cơ thể trẻ.

Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân qua các lần sinh hoạt, hội họp bán trú tại trường. Tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh đối cá nhân trẻ từ đó rút kinh nghiệm và hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân được tốt hơn. Trẻ  phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong dùng khăn lau khô. Dạy trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, luôn cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ,  vì đây là những nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua nhiều hình thức như vô tình tre bốc thức ăn bằng tay… Dạy trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, uống sôi, thói quen ăn uống văn minh: Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định (đĩa bỏ thức ăn thừa). Khi ăn xong trẻ phải biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ và uống nước.

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch triển khai chiến dịch bổ sung VitaminA liều cao đợt II năm 2018

CDC Hà Nam

Những “chiến sĩ” thầm lặng trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 21/9

Ngọc Nga