Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh tại trường học

(CDC Hà Nam)

Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường và có biện pháp phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh và nhà trường để đảm bảo nâng cao sức khỏe cho học sinh.

 Nhà trường thành lập ban chỉ đạo y tế trường học gồm: Ban giám hiệu phụ trách phần nuôi dưỡng cho bé; Cán bộ phụ trách công tác y tế; Đại diện cho cha mẹ học sinh.

Ban chỉ đạo có trách nhiệm đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường. Nhà trường ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng ngày, tuần, định kỳ cụ thể và đột xuất, được phân công cụ thể đến các thành viên trong ban chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như: Xây dựng góc tuyên truyền, viết bài tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, giờ đón, trả trẻ để cùng nhau phối hợp thực hiện tốt.

Giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động chung nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm như: Lao động tự phục vụ bản thân, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ho ngáp biết che miệng, giữ vệ sinh môi trường, không khạc nhổ, vứt rác lung tung, rèn thói quen các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp mầm non. Phối hợp với y tế, tài nguyên môi trường tổ chức hỗ trợ cho công tác an toàn thực phẩm, lên kế hoạch phun thuốc diệt côn trùng ít nhất 1 lần trong một năm học để cảnh quang môi trường luôn sạch đẹp, đảm bảo hợp vệ sinh.

Phối hợp với hội cha mẹ giám sát quy trình chế biến và chất lượng bữa ăn cho trẻ. Làm cho phụ huynh nhận thức và có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ngay những lúc trẻ không đến trường.

Xây dựng 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên cấp dưỡng và 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho phụ huynh và nhân dân cần biết.

Kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm:

Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: Dao, thớt sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.

Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín.

Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly, thau, xô… phải được rửa sạch để ráo trước khi sử dụng.

Kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo quản thực phẩm.

*Đối với cấp dưỡng, nhân viên nhà bếp:

Lên lịch kiểm tra theo dõi cấp dưỡng, nhân viên nhà bếp thực hiện kế hoạch đề ra về công tác thu mua thực phẩm hằng ngày, về công tác đảm bảo VSATTP, đảm bảo số lượng theo yêu cầu hay không để kịp thời bổ sung điều chỉnh cho hợp lý.

Theo dõi giám sát việc chế biến thực phẩm cho trẻ có đúng theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Trong khi chế biến cấp dưỡng có trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ bảo hộ để đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến thức ăn cho trẻ như: Tạp dề, khẩu trang….Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nêu rõ hướng khắc phục sữa chữa.

* Đối với giáo viên phụ trách trẻ tham gia bán trú:

Lên lịch kiểm tra nề nếp vệ sinh khu vực lớp, sàn lớp có lau chùi thường xuyên hay không, công trình phụ phải được khử trùng duyệt khuẩn hằng ngày để đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ.

Khi phân chia thức ăn giáo viên cũng phải trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo  vệ sinh, và luôn cảnh giác với những nguy cơ gây mất an toàn đối với vệ sinh thực phẩm cho trẻ sử dụng. Qua đó nhận xét góp ý những ưu khuyết điểm tồn tại, những mặt ưu điểm cần phát huy hơn nữa, khắc phục những khuyết điểm để thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn trong thời gian đến.

Phan Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Thực phẩm giúp giữ ấm mùa lạnh

Mậu Ngọ

8 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

CDC Hà Nam

Ngành Y tế quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong những ngày nghỉ Tết cổ truyền

Ngọc Nga