Điểm báo ngày 04/12/2018

(CDC Hà Nam)

Điểm báo ngày 04/12/2018

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, đa huyết khối; TPHCM có trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi xuất sắc; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp thứ 4 nguyên nhân gây tử vong…

 

Phẫu thuật thành công bệnh nhân bị thuyên tắc phổi, đa huyết khối

Chiều 3-12, Bệnh viện Nhân dân Gia Định thông tin, vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc phổi toàn bộ hai bên, huyết khối nhĩ phải, tĩnh mạch chủ dưới và huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới…(Sài Gòn giải phóng, trang 3) 

 

  1. HCM có trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi xuất sắc

Trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi của Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM là trung tâm đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt chuẩn quốc tế.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết, Trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi của bệnh viện vừa được Hội phẫu thuật nội soi và nội soi châu Á (ELSA) công nhận là Trung tâm xuất sắc (“Center of Excellence”).

Hội phẫu thuật nội soi và nội soi Châu Á là hội chuyên khoa về phẫu thuật nội soi lớn và uy tín của thế giới… (Sài Gòn giải phóng, trang 3)

 

 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xếp thứ 4 nguyên nhân gây tử vong

Tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) toàn cầu và hội nghị nâng cao năng lực của cán bộ y tế về quản lý BPTNMT do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, các chuyên gia cho biết, BPTNMT là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm.

Đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị triệu chứng. Việc phát hiện và điều trị sớm BPTNMT giúp làm giảm diễn biến nặng nề của bệnh, giảm nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng kinh tế xã hội.

Thông tin được đưa ra cho thấy, BPTNMT là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng thứ 4 trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu. Hơn 80% các ca tử vong xảy ra do BPTNMT là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. .. (Hà Nội mới, trang 5)

 

Nâng cao kỹ năng quản lý về phục hồi chức năng

Nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý về phục hồi chức năng (PHCN), Cục Quản lý khám, chữa bệnh tổ chức lớp tập huấn, đào tạo dành cho cán bộ quản lý diễn ra từ ngày 22 đến 29-11 tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Ths.bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, PHCN cùng với phòng bệnh, khám chữa bệnh là công tác hết sức quan trọng của ngành Y tế trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những năm gần đây, công tác PHCN cho người bệnh, người khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước và ngành Y tế quan tâm. Vì lẽ đó, lớp tập huấn PHCN lần này mở ra với mục đích tiếp tục nâng cao thêm các kỹ năng cho các học viên ở cơ sở y tế, cơ sở PHCN… (Hà Nội mới (trang 5)

 

Hết vaccine 5 trong 1, Bộ Y tế lại hẹn tháng 12

Nhiều tỉnh, thành đã hết sạch vaccine 5 trong 1 Quinvaxem từ tháng 10, trong khi vaccine mới ComBE Five chưa được sử dụng chính thức. Nhiều trẻ đến lịch tiêm chủng phải hoãn lịch tiêm…(Tuổi trẻ, trang 14)

 

Cấp cứu 17 trẻ nuốt dị vật, 1 trẻ tử vong

Tổng kết của Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết từ tháng 9.2017 đến hết tháng 11.2018, khoa đã tiếp nhận 17 trẻ hóc dị vật. Trong đó, có 1 trẻ tử vong vì hóc cọng kẽm quấn quanh đầu cây xúc xích, biến chứng viêm phổi kéo dài, nhiễm trùng huyết; 1 ca bị di chứng não do thiếu ô xy kéo dài vì hóc cục đồ chơi treo trên xe tập đi được đưa vào bệnh viện trễ.

Theo các bác sĩ, trẻ hóc dị vật rất đa dạng, từ các loại hạt cứng đến hạt mềm, các loại xương như: xương cá, xương heo cho đến đồ chơi, vật dụng, đèn LED, đầu bút, đinh ốc…

Bác sĩ cho biết, hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng và phải được xử trí cấp cứu.(Thanh niên, trang 3)

 

Những điểm nổi bật của lĩnh vực phẫu thuật nội soi Việt Nam

Với những thành tựu đạt được, Việt Nam trở thành một trong những nơi uy tín về đào tạo kỹ thuật nội soi và phẫu thuật nội soi trong khu vực. Theo đó, đây là một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, trong đó bác sĩ dùng kính soi có gắn camera và nguồn sáng lạnh để quan sát các khoang trong cơ thể… (Lao động, trang 8)

 

Cứu người bị điện giật ngừng tim, ngừng thở

Bệnh nhân bị điện giật, được người nhà sơ cứu và đưa đến bệnh viện trong tình trạng tim không co bóp, ngừng thở.

Mới đây, các bác sĩ khoa Khám bệnh – Cấp cứu lưu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn H. (25 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) trong tình trạng hôn mê sâu, da niêm mạc tái nhợt, chi lạnh.

Kết quả khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân ngừng thở, tim không co bóp, đồng tử hai bên giãn tối đa, không phản xạ với ánh sáng. Bệnh nhân lập tức được tiến hành bóp bóng qua nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực, tiêm Adrenaline,… Sau 6 lần thực hiện cấp cứu liên tục, bệnh nhân H. có mạch, điện tim cho hình ảnh rung thất, tiến hành sốc điện và dần hồi phục

Hiện tại, sau một ngày điều trị, bệnh nhân H. ổn định, gọi hỏi đáp ứng, vận mạch đã giảm liều, thở AIRVO, tiên lượng tốt, tiếp tục chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu. (Nhân dân, trang 5) 

 

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 06/5/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 05/4/2021

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 10/9/2020

CDC Hà Nam

Để lại bình luận