Điểm báo ngày 01/6/2021

(CDC Hà Nam)
Các khu, cụm công nghiệp nỗ lực phòng, chống dịch; Biến thể SARS-CoV-2 lây qua không khí – Làm gì để phòng ngừa?; Đại dịch Covid-19:Kiến nghị chiến lược tiêm vắc-xin hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc-xin…

Các khu, cụm công nghiệp nỗ lực phòng, chống dịch

Với lượng người lao động tập trung lớn, nếu các khu, cụm công nghiệp xảy ra dịch Covid-19 sẽ lây lan mạnh trong công nhân lao động, khiến sản xuất ngưng trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, tạo ra những tác động liên hoàn tiêu cực đến nền kinh tế trong nước và ngoài nước. Do đó, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang phải căng mình phòng, chống dịch để duy trì sản xuất.

Kích hoạt các biện pháp phòng dịch

Công ty TNHH B.Braun Việt Nam đóng tại Cụm công nghiệp Thanh Oai (huyện Thanh Oai) là doanh nghiệp sản xuất dịch truyền tĩnh mạch và các sản phẩm y tế sử dụng một lần. Đơn vị có hơn 1.500 cán bộ, công nhân. Do nhu cầu về trang, thiết bị y tế trong giai đoạn chống dịch Covid-19 rất cao, hai nhà máy của đơn vị đang chạy hết công suất. Vì thế, đơn vị cũng đã kích hoạt các biện pháp phòng dịch Covid-19 ở mức cao nhất ngay từ những ngày đầu khởi phát dịch. Công ty đã thành lập Ủy ban Kiểm soát rủi ro, hoạt động 24 giờ mỗi ngày với sự tham gia của Ban lãnh đạo doanh nghiệp để chỉ đạo nhanh chóng, sâu sát công tác phòng, chống dịch. Hiện nay, đơn vị có một công nhân là F1 đã được đưa đi cách ly tập trung, 62 công nhân là F2 đã được cách ly tại nhà. Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Tài chính Công ty TNHH B.Braun cho biết, tất cả các biện pháp phòng dịch trong công ty đã được kích hoạt ở mức cao nhất. Công nhân đến làm việc đều phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, bảo đảm khoảng cách 1 m. Tại bếp ăn được bố trí những tấm chắn ngăn giọt bắn… Đơn vị thường xuyên khử khuẩn toàn bộ khuôn viên, những vị trí như tay vịn cầu thang, bề mặt tiếp xúc đều được lau rửa bằng cồn sáu lần/ca làm việc. “Công ty cũng lên phương án nếu xảy ra trường hợp dịch bệnh tiến công thì sẽ tiến hành cách ly toàn bộ người lao động tại chỗ để duy trì sản xuất, không làm gián đoạn việc cung ứng trang, thiết bị y tế” – ông Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.

Tại Công ty cổ phần Tomeco An Khang (Cụm công nghiệp Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai), công nhân mỗi ngày đến làm việc không chỉ phải đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, sát khuẩn trước khi vào xưởng sản xuất, mà còn được công ty phát thuốc vitamin C miễn phí để nâng cao sức đề kháng trước dịch bệnh. Các xe ô-tô chuyên chở hàng cũng thường xuyên được phun khử khuẩn. Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tomeco An Khang Lê Quý Khả cho biết, đơn vị nhận thức rõ và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19. Với những công nhân có lịch trình di chuyển đi qua vùng dịch hoặc liên quan vùng dịch đều phải khai báo và thực hiện tự cách ly tại nhà từ 14 đến 21 ngày.

Nếu để xảy ra lây lan dịch Covid-19 thì doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều ý thức và tuân thủ chấp hành các quy định. Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng một số cụm công nghiệp chưa rốt ráo thực hiện. Như tại Cụm công nghiệp Thanh Oai (huyện Thanh Oai), do tuyến đường trong cụm cũng là đường giao thông của người dân khu vực, cho nên tại cổng ra vào cụm công nghiệp không bố trí lực lượng đo thân nhiệt, sát khuẩn. Người dân có thể đi lại tự do trong cụm công nghiệp mà không phải khai báo y tế, cũng như khử khuẩn theo quy định. Trưởng Ban quản lý Cụm công nghiệp Thanh Oai Bùi Đình Dư thừa nhận, hiện Ban quản lý chưa hoàn thiện việc lập danh sách tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của từng công nhân, nhóm đối tượng có nguy cơ cao theo chỉ đạo tại Công điện số 07/CĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

Chủ động ứng phó dịch bệnh

Theo số liệu của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội có hơn 250 nghìn doanh nghiệp với 2,5 triệu người lao động. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã khiến 50 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, 488 doanh nghiệp bị ảnh hưởng; 7.268 công nhân lao động mất việc làm; 14.760 công nhân lao động thiếu việc làm.

Ngày 14-5, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã chỉ đạo tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là tại khu công nghiệp và chế xuất, các cụm công nghiệp tập trung phải khẩn trương thành lập “Tổ An toàn Covid-19”, hướng dẫn các tổ hoạt động thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, đề nghị các công đoàn cơ sở, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý đăng ký xét nghiệm cho đoàn viên, công nhân lao động gửi trung tâm y tế các quận, huyện tổ chức lấy mẫu xét nghiệm; rà soát, lập danh sách nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại các doanh nghiệp để quản lý…

Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội Trần Anh Tuấn cho biết, Ban quản lý đã yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi thông tin và yếu tố dịch tễ của người lao động hằng ngày, tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ dương tính với Covid-19 tại doanh nghiệp. Hiện nay, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất đã thành lập chín tổ công tác tại chín khu công nghiệp để rà soát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Phần mềm khai báo thông tin y tế đã được cập nhật trong tất cả doanh nghiệp, trong đó, có tất cả thông tin, lịch trình của công nhân lao động phục vụ cho quá trình khoanh vùng truy vết sau này, tạm dừng nhận lao động đến từ các khu công nghiệp ở Bắc Giang, yêu cầu người lao động ký cam kết với chủ sử dụng lao động hết giờ làm phải về nhà luôn. Doanh nghiệp cam kết phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi để xảy ra các trường hợp mắc Covid-19 tại đơn vị.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng sau khi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn, nhấn mạnh: “Từng doanh nghiệp cũng như ban quản lý khu, cụm công nghiệp cần phối hợp chính quyền địa phương có phương án, kịch bản cụ thể ứng phó từng cấp độ dịch bệnh nhằm bảo vệ an toàn người lao động, đồng thời duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất. Doanh nghiệp cũng cần tính đến các phương án cách ly tại chỗ, nỗ lực duy trì tại chỗ, đồng thời, ủng hộ bằng cả tinh thần, vật chất cho quỹ phòng, chống Covid-19”.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã có công điện khẩn yêu cầu Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất, Sở Công thương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, quản lý chặt chẽ các khu công nghiệp, khu nhà ở công nhân để bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, doanh nghiệp triển khai các bước tiến hành xét nghiệm cho người lao động trong các khu, cụm công nghiệp để có thể sàng lọc bệnh nhân, chủ động ứng phó, bảo vệ hoạt động sản xuất an toàn, liên tục. (Nhân dân, trang Hà Nội)

Tình người trong dịch bệnh

Từ cuối tháng 4-2021 đến nay, làn sóng dịch Covid-19 tấn công Hà Nội khiến nhiều khu vực dân cư bị phong tỏa, cách ly. Dù phong tỏa trong diện hẹp, nhưng những khó khăn là không tránh khỏi. Trong lúc ấy, đã xuất hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp cùng giúp nhau vượt qua khó khăn. Và không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ người dân trên địa bàn, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, người dân Thủ đô còn hỗ trợ các tỉnh bạn khắc phục khó khăn.

Những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, Hà Nội bước vào đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời lúc cao nhất lên tới 38 – 39 0C. Vào bếp những ngày này là chuyện cực chẳng đã, nhưng các thành viên của nhóm Thiện Từ Tâm (thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm) vẫn tíu tít nấu nướng. Trong ngày hè oi ả, ngoài các thực phẩm thông thường, những “chiến sĩ” ở tuyến đầu chống dịch, hay những người trong khu cách ly đều rất cần “giải nhiệt”. Do đó, nhóm đã quyết định nấu các loại chè để làm quà tặng các cán bộ tham gia chống dịch, người dân trong khu cách ly. Ngoài ba thành viên “chủ lực”, gồm các bạn: Ngô Văn Thức, Lê Thu Phương và Nguyễn Thị Kim Trang, nhóm còn huy động được nhiều tình nguyện viên khác tham gia. Sau hơn một tuần triển khai, nhóm đã nấu được hơn 2.000 cốc chè làm quà tặng. Bên cạnh đó, nhóm vận động được nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, khẩu trang, nước sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, quạt điện, thực phẩm… để chuyển đến một số địa điểm cách ly ở Gia Lâm và các khu cách ly ở huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) như: Trung tâm Y tế huyện Việt Yên, Trường mầm non Tân Thanh… Những phần quà của nhóm vừa bổ sung vào các nhu yếu phẩm, vừa tạo thêm động lực cho mọi người cùng chống dịch bệnh.

Hà Nội cùng nhiều địa phương trong cả nước bước vào đợt chống dịch Covid-19 lần thứ tư, với diễn biến hết sức căng thẳng. Hoạt động chống dịch nói chung, tại những khu vực bị cách ly nói riêng, gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh ấy, nhiều tấm lòng, nhiều sáng kiến đã xuất hiện để cùng nhau vượt qua khó khăn ấy. Từ nhiều ngày nay, các chị em phụ nữ trên địa bàn phường Liễu Giai (quận Ba Đình) tranh thủ lúc rảnh rỗi để làm kính chống giọt bắn. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Liễu Giai Nghiêm Thúy Trang huy động cả con cái vào cuộc. Chị Trang cho biết, từ năm 2020 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Liễu Giai đã nhiều đợt làm kính chống giọt bắn và trong đợt này, chị em phụ nữ tiếp tục “tăng tốc”. Đến nay, phụ nữ phường Liễu Giai đã ủng hộ hơn 2.000 chiếc kính chống giọt bắn cho tuyến đầu.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Khi tổ chức chống dịch, huyện Đông Anh có sáng kiến “cách ly ba lớp”. Để thực hiện việc cách ly, huyện đã huy động 11 nghìn tình nguyện viên ứng trực 24 giờ/7 ngày. Các tình nguyện viên hết sức vất vả, nhất là trong thời điểm nắng nóng gay gắt này. Người dân hiểu điều đó nên thông cảm, sẻ chia, như ông Phan Văn Hiến, Giám đốc Công ty Bê-tông đúc sẵn Bình Dương, ngoài tặng 1,6 tỷ đồng cho các cơ quan và ba xã có dịch, ông Hiến còn tặng mỗi xã, thị trấn trên địa bàn 10 bộ ba-ri-e làm rào chắn. Trong đợt dịch này, Đông Anh có nhiều địa phương phải phong tỏa, nhiều hộ gia đình phải cách ly. Nhưng không một ai gặp khó khăn, hoặc thiếu thốn khi bà con giúp đỡ công việc đồng áng, mua hoặc hỗ trợ thực phẩm… Với lực lượng chống dịch, canh chốt, có nhiều câu chuyện cảm động. Giữa trời nắng nóng, người dân mua nước mía, nước hoa quả… đến tặng cho lực lượng chống dịch. Đêm hôm, lực lượng chống dịch được động viên bằng bữa ăn đêm. Tại một trong những khu vực cách ly có số lượng người đông nhất là Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp, trong suốt những ngày cách ly, ni sư Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long (huyện Thanh Trì) cùng các phật tử và nhà hảo tâm chuẩn bị hàng trăm suất cơm từ thiện hỗ trợ cho bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế đang phải cách ly tại đây.

Dịch bệnh không chỉ “tấn công” Hà Nội mà còn đang “hoành hành” ở nhiều tỉnh, thành phố khác. Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, không chỉ là những hoạt động hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp lớn, mà đã có nhiều tổ chức, cá nhân tình nguyện tiêu thụ nông sản giúp nhân dân vùng dịch, nhất là tại Bắc Giang – điểm nóng dịch bệnh thời điểm này. Nhiều khu vực ở Hà Nội xuất hiện các “điểm giải cứu” nông sản Bắc Giang, nhất là các mặt hàng: Dưa hấu, dưa lê, dưa bở, vải thiều, bí xanh… Chị Nghiêm Thanh Thủy, trưởng nhóm thiện nguyện tổ chức giải cứu vải Bắc Giang tại các điểm: số 86 phố Vũ Trọng Phụng, số 10 đường Nguyễn Trãi, số 75 đường Đại Cồ Việt… cho biết, thời gian qua, được người dân nhiệt tình ủng hộ, chị và nhóm đã tiêu thụ được khoảng 30 tấn vải của huyện Tân Yên (Bắc Giang).

Cuộc chiến chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn. Nhưng nghĩa tình đoàn kết của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, ý thức của người dân trong giúp đỡ nhau khiến chúng ta tin tưởng Hà Nội và các địa phương khác sẽ sớm vượt qua thử thách. (Nhân dân, trang Hà Nội)

Đại dịch Covid-19:Kiến nghị chiến lược tiêm vắc-xin hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vắc-xin

I. SỰ PHÂN BỔ NGUỒN LÂY NHIỄM CỘNG ĐỒNG KHÔNG ĐỒNG ĐỀU TRÊN THẾ GIỚI

Lây nhiễm cộng đồng được xác định qua chỉ số: trong 1 triệu dân có bao nhiêu người đang bị nhiễm Covid-19, là nguồn lây nhiễm tiếp tục cho người khác. Những người bị nhiễm được phát hiện thì được đưa vào bệnh viện, một số chưa được phát hiện thì vẫn ở trong cộng đồng. Thông thường số chưa được phát hiện là nhỏ và không thể biết chính xác, nên số người bị nhiễm Covid-19 đang được điều trị ở các bệnh viện được dùng để xác định mức độ lây nhiễm cộng đồng.

Ngày 27-1-2020, bình quân trên thế giới chỉ có một người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/triệu dân. Ngày 11-3-2020, khi Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố: lây nhiễm Covid-19 đã trở thành dịch toàn cầu, thì bình quân có 10 người nhiễm Covid-19 đang được điều trị/triệu dân. Từ đó đến nay số người đang điều trị/triệu dân không ngừng tăng lên, phản ánh dịch Covid-19 đang lan rộng, bùng phát toàn thế giới. Ngày 24-1-2021, làn sóng lây nhiễm toàn cầu đạt đỉnh, khi đó 2.461 người đang điều trị/triệu dân, sau đó giảm nhẹ rồi lại tăng đạt đỉnh vào 30-4-2021, sau đó tiếp tục giảm, song còn ở mức cao 2.003 người đang được điều trị/triệu dân vào ngày 23-5-2021.

Tuy nhiên có một thực tế là việc phân bổ người lây nhiễm, số người đang được điều trị trên thế giới rất không đồng đều giữa các nước và châu lục.

Châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, song lại có tới 48,7%, tức gần 50% số người nhiễm Covid-19 đang được điều trị; trong khi châu Á chiếm 58,2% dân số thế giới, song chỉ có 28,68% số người đang được điều trị. Đáng chú ý là châu Phi có 16,9% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị toàn cầu. Nếu tính chung cả châu Mỹ và châu Âu, thì hai lục địa giàu nhất này, có GDP/người bằng khoảng 2,4 đến 2,5 lần bình quân của thế giới, chiếm chưa tới 1/4 dân số thế giới (23,9%) song lại chiếm gần 70% số người đang điều trị – nguồn lây nhiễm toàn cầu.

Nếu phân chia các nước nhiễm Covid-19 theo mức lây nhiễm cộng đồng, ở 4 mức: nước không có dịch, có dịch nhẹ, có dịch trung bình và dịch nặng, sẽ thấy rõ sự phân bổ không đồng đều nguồn lây nhiễm.

Các nước không có dịch chiếm 22,9% dân số thế giới, song chỉ có 0,01% số người đang điều trị của thế giới, 43 nước có dịch nặng, chiếm 13,7% dân số thế giới, song có đến 63% tổng số người đang điều trị. Còn 51 nước có dịch trung bình, chiếm gần 30% dân số và 32% số người đang điều trị. 100 nước dịch nhẹ, chiếm 33,3% dân số thế giới, nhưng chỉ có 4,58% số người nhiễm đang điều trị của toàn cầu. Đặc biệt ta thấy, 95,4% số người đang được điều trị – nguồn lây nhiễm toàn cầu nằm ở 94 nước có dịch trung bình và nặng, với dân số chỉ là 43,4% dân số toàn cầu; 4,6% người đang được điều trị còn lại của thế giới nằm ở 126 nước không có dịch và dịch nhẹ, với dân số bằng hơn 56% dân số thế giới.

II. TRONG TÌNH TRẠNG THIẾU VẮC-XIN TOÀN CẦU, NÊN TIÊM CHỦNG THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ CAO

Với dân số thế giới khoảng hơn 7,7 tỷ người, nếu tiêm chủng 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng thì cần khoảng 5.400 triệu liều vắc-xin mỗi lần tiêm. Nếu trong năm 2021 tiêm bình quân ít nhất 2 lần (có thể phải ba lần ở một tỷ lệ dân cư nếu đã tiêm xong hai lần trong sáu tháng đầu năm 2021) thì cần khoảng 10,8 tỷ liều vắc-xin. Đến ngày 26-5-2021 cả thế giới mới sản xuất và phân phối được gần 1,78 tỷ liều, chỉ hơn 23% nhu cầu nói trên. So sánh với dân số thế giới thì đến ngày 12-5-2021, mới có 8,6% dân số thế giới tiêm đủ hai liều vắc-xin.

Nếu ước lượng số vắc-xin được sản xuất và phân phối sáu tháng đầu năm 2021 là hai tỷ liều và sáu tháng cuối năm 2021 tăng gấp đôi, thì cả năm 2021 thế giới có khoảng sáu tỷ liều, mới đáp ứng hơn 55% nhu cầu dự báo nói trên, tức là chỉ đủ tiêm cho 39% dân số thế giới. Vì vậy, bài toán đặt ra với thế giới là: làm sao có thể kết thúc dịch Covid-19 toàn cầu sớm nhất, khi rất thiếu vắc-xin trong năm 2021 để tiêm đủ 70% dân số thế giới.

Xuất phát từ thực tế là nguồn lây nhiễm Covid-19 của thế giới phân bố không đồng đều theo dân số ở tất cả các nước mà lại tập trung hơn 95% ở 94 nước chỉ chiếm hơn 43% dân số thế giới, ngày 17-4-2021 tôi đã đề xuất với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới một chiến lược tiêm chủng vắc-xin không dàn đều mà tương thích với sự phân bổ các nguồn lây nhiễm toàn cầu, với các nội dung chính như sau:

1. Ở tất cả các nước đều phải tiêm chủng vắc-xin cho các đối tượng rủi ro lây nhiễm cao (người làm việc trong ngành y tế, hải quan, quân đội, điều khiển phương tiện vận tải, người tham gia lực lượng phòng, chống dịch trực tiếp, người phải ra nước ngoài và người có bệnh lý nền có nguy cơ cao), số này ước lượng khoảng 10% dân số.

2. Ở các nước có dịch nhẹ và không có dịch cũng như các nơi chưa thể tiêm chủng ở các nước khác cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch không dùng vắc-xin đã thực hiện hiệu quả trong thời gian qua (2020, 2021).

3. Các nước có dịch nhẹ tiêm chủng thêm 10% dân số là người ở các vùng có dịch nặng ở các nước này để giảm nhanh số người bị nhiễm ở các nước đó.

4. Các nước có dịch trung bình và nặng, tiêm chủng 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng năm 2021.

Với cách tiếp cận này, tương ứng với phân bổ nguồn lây nhiễm toàn cầu ngày 12-5-2021, thì nhu cầu vắc-xin cho một đợt tiêm ở các nước không có dịch là: 177 triệu liều; các nước có dịch nhẹ là: 514 triệu liều; các nước có dịch trung bình là: 1.601 triệu liều và các nước có dịch nặng là: 740 triệu liều. Tổng cộng là 3.032 triệu liều. Nếu so với dân số toàn thế giới thì bằng hơn 39%.

Nếu mỗi công dân tiêm đủ hai liều thì cần khoảng 6.064 triệu liều, bằng số vắc-xin dự kiến có thể sản xuất năm 2021 là khoảng sáu tỷ liều. Tức là chúng ta có thể chấm dứt dịch Covid-19 ở các nước có dịch nặng và trung bình trong năm 2021 và giảm đáng kể dịch ở các nước có dịch nhẹ và giảm lây nhiễm ở các nước không có dịch trong năm 2021 mà chỉ cần tiêm cho khoảng 40% dân số thế giới. Sang năm 2022 sẽ mở rộng tiêm chủng theo nhu cầu ở các nước hiện nay có dịch nhẹ và không có dịch.

III. PHÂN BỔ NGUỒN LÂY NHIỄM CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC TIÊM VẮC-XIN HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU VẮC-XIN

Trong thời gian từ tháng 2-2020 đến ngày 30-4-2021, số người đang điều trị/triệu dân của Việt Nam chưa bao giờ vượt mức 3,9 người, thấp xa ngưỡng có dịch là 10 người/triệu dân. Vì vậy Việt Nam là nước có lây nhiễm Covid-19, đã trải qua ba làn sóng lây nhiễm, song không có dịch. Để việc phòng dịch có hiệu quả, giải quyết hài hòa yêu cầu chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội, cần phân loại mức lây nhiễm của các địa phương để có các giải pháp phòng, chống dịch hợp lý và làm công tác dự báo việc lây nhiễm ở các địa phương và cả nước. Với việc phân loại trạng thái lây nhiễm cộng đồng khi chưa có dịch thành bốn mức:

• Không có người lây nhiễm (số người đang được điều trị/triệu dân bằng 0).

• Lây nhiễm nhẹ, nguy cơ thấp trở thành có dịch (số người đang được điều trị/triệu dân không quá năm người).

• Lây nhiễm trung bình, nguy cơ ở mức trung bình trở thành có dịch (số người đang được điều trị/triệu dân: lớn hơn 5 đến 8 người).

• Lây nhiễm cao, nguy cơ cao trở thành có dịch (số người đang được điều trị/triệu dân lớn hơn 8 đến dưới 10 người).

thì tình hình lây nhiễm ở Việt Nam ngày 29-5-2021 có thể tóm tắt như sau:

1. Có 18 tỉnh, thành phố có dịch, với số người điều trị/triệu dân từ 10,5 đến 1.121 người. Trong đó, có ba tỉnh, thành phố là Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng là 3 địa phương có dịch, với số người đang điều trị/triệu dân cao nhất cả nước, tức là có lây nhiễm cộng đồng cao nhất: trên một triệu dân bình quân có 683 người đang được điều trị. 15 tỉnh, thành phố còn lại đang có dịch nhẹ, số người đang điều trị/triệu dân bình quân có gần 27 người (từ 10,5 đến 94,7 người).

2. Có 30 tỉnh, thành phố có lây nhiễm, song chưa có dịch với số người đang điều trị/triệu dân bình quân là gần ba người.

3. 15 tỉnh hiện nay không có lây nhiễm.

Do tình hình thiếu vắc-xin trên thế giới mà Việt Nam cũng rất thiếu vắc-xin. Để tạo miễn dịch cộng đồng cần tiêm ít nhất cho 70% dân số. Tức là một đợt tiêm cần khoảng 68 triệu liều vắc-xin và hai đợt tiêm cần khoảng 136 triệu liều. Hiện nay, hơn một triệu người Việt Nam đã tiêm một mũi, chiếm hơn 1% dân số và hơn 28.500 người đã tiêm hai mũi (chiếm khoảng 0,03% dân số). Hiện nay số vắc-xin đã về đến Việt Nam là 2,898 triệu liều. Như vậy, sau khi tiêm lần hai cho hơn một triệu người đã tiêm một mũi thì còn khoảng 0,9 triệu liều, đủ tiêm cho 0,45 triệu người hai mũi. Tổng số người tiêm đủ hai mũi sẽ khoảng gần 1,5 triệu người, chiếm 1,55% dân số. Số vắc-xin đang đặt hàng cho cả năm 2021 khoảng trên 100 triệu liều, song thời hạn cung cấp không cam kết bảo đảm đúng theo kế hoạch. Như vậy, bài toán đặt ra với Việt Nam là: làm sao loại bỏ dịch Covid-19 ở Việt Nam sớm nhất và đạt tác dụng tương đương như miễn dịch cộng đồng sớm nhất trong điều kiện thiếu vắc-xin toàn cầu.

Trên cơ sở chiến lược tiêm chủng vắc-xin không dàn đều mà tương thích với phân bổ các nguồn lây nhiễm mà chúng tôi đã đề xuất với Tổ chức Y tế thế giới, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ngày 29-5-2021, tôi đề xuất “Chiến lược tiêm vắc-xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất” ở Việt Nam với năm nội dung chính và lộ trình như sau:

1. Tiêm vắc-xin cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao của Việt Nam (nhân viên y tế, hải quan, công an, quân đội, lực lượng phòng, chống dịch trực tiếp, người điều khiển phương tiện giao thông vận tải, người phải ra nước ngoài, người có bệnh lý nền phức tạp…). Ngoài ra cần tiêm chủng cho cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị (thường xuyên tiếp xúc với nhân dân) để hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả, an toàn vì đất nước. Ở Việt Nam có thể ước nhóm đối tượng này khoảng hai triệu người.

2. Nơi nào chưa tiêm vắc-xin thì áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch không dùng vắc-xin mà Việt Nam và các nước đã áp dụng hiệu quả thời gian qua.

3. Ngay bây giờ tập trung tiêm vắc-xin cho Bắc Giang, Bắc Ninh và TP Đà Nẵng là ba địa phương có lây nhiễm cộng đồng cao nhất cả nước (từ hơn 200 người đến hơn 1.100 người đang điều trị/triệu dân), với dân số chỉ chiếm 4,48% dân số cả nước, song lại có hơn 74% tổng số người đang điều trị.

Nếu tiêm cho 70% dân số của ba địa phương này thì cần tiêm cho khoảng ba triệu người (4,307 triệu x 0,7), qua đó sẽ loại trừ ảnh hưởng của 74% nguồn lây nhiễm toàn Việt Nam. Việc tiêm cho ba địa phương này nên làm ngay trong quý II và đầu quý III-2021.

4. Sau đó sẽ tiêm vắc-xin cho 15 tỉnh, thành phố hiện nay đang có dịch nhẹ, chiếm 34,46% dân số cả nước và 22,46% số người đang điều trị cả nước. Trong 15 tỉnh thành này có tất cả các địa phương của cả nước có số công nhân ở các khu công nghiệp trên 100.000 người (Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Long An, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Thái Nguyên). Nếu tính cả số công nhân ở các khu công nghiệp của Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng thì số công nhân ở các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao ở 12 tỉnh, thành này sẽ là khoảng 2,7 triệu người, chiếm 75% tổng số lao động trong các khu công nghiệp cả nước. 2,7 triệu lao động này ở các khu công nghiệp của 12 tỉnh, thành phố cần được ưu tiên tiêm trước ở mỗi địa phương. Lao động của các doanh nghiệp làm việc trong các văn phòng nên được ưu tiên tiếp theo. Nếu tiêm cho 70% dân số của 15 tỉnh, thành phố này thì cần tiêm cho 23,34 triệu người (33,347 triệu x 0,7). Việc tiêm này nên làm vào cuối quý III, đầu quý IV-2021.

5. Năm 2022, khi ta sản xuất được vắc-xin hoặc đặt hàng được nhiều hơn thì có thể tiêm đại trà cho 45 tỉnh, thành phố còn lại theo nhu cầu thực tế lúc đó. Khi tác dụng lây nhiễm cộng đồng của hơn 96% nguồn lây nhiễm của cả nước ở 18 địa phương trên đã bị loại trừ và người dân ở đây đã được tiêm vắc-xin thì khả năng lây từ các địa phương này cho 45 tỉnh, thành phố còn lại đang không có dịch và không có người lây nhiễm sẽ rất thấp. Vì vậy trong năm 2021 các địa phương này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt lây nhiễm ở quy mô nhỏ mà chưa cần tiêm vắc-xin cho 70% dân cư.

Như vậy, lượng vắc-xin cần thực tế cho Việt Nam năm 2021 để loại bỏ dịch Covid-19 và tạo miễn dịch cộng đồng ở tất cả 18 tỉnh, thành phố hiện nay có dịch và kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp toàn quốc là:

• Tiêm cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao: hai triệu người (quý II-2021).

• Tiêm cho ba tỉnh, thành phố đang có dịch nặng nhất (Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng): ba triệu người (quý II và quý III-2021).

• Tiêm cho 15 tỉnh, thành phố đang có dịch nhẹ: 23,34 triệu người (quý III và quý IV-2021).

Tổng cộng cần tiêm cho: 28,3 triệu người, bằng 29,4% dân số Việt Nam.

Như vậy tổng số vắc-xin cần mua năm 2021 khoảng: 56,6 triệu liều (mỗi người được tiêm hai lần), chỉ bằng 41,6% nhu cầu mua cho 70% dân số Việt Nam (136 triệu liều).

Một chiến lược tiêm vắc-xin lan tỏa từ các đối tượng và khu vực có nguy cơ cao nhất như trên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng dập được dịch trong cả nước, tạo được miễn dịch cộng đồng ở tất cả các địa phương đang có dịch, kiểm soát, đảm bảo lây nhiễm thấp trong cả nước sáu tháng cuối năm 2021, đồng thời tiết kiệm được kinh phí và tránh được áp lực phải tìm mua một lượng lớn vắc-xin đang rất khan hiếm trên thế giới hiện nay. (Nhân dân, trang 8)

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 6: “Kiến nghị chiến lược tiêm vaccine hiệu quả cao trong điều kiện thiếu vaccine”

Khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vaccine phòng Covid-19

Bộ Y tế khuyến khích và sẽ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 vào Việt Nam.

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế khẳng định điều này vào chiều 31-5 và nhấn mạnh thêm, việc bảo đảm chất lượng vaccine an toàn luôn được Bộ Y tế quan tâm hàng đầu.

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19 để có nguồn vaccine sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.

Tới đây, Bộ Y tế tiếp tục đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên nhiều hơn các địa phương, doanh nghiệp tham gia vào quá trình tìm kiếm vaccine phòng Covid-19.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vaccine. Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ, Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của Nhà nước thực hiện tiêm chủng vaccine này.

Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng.

Bộ trưởng cho biết, đối với các loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép, trong vòng năm ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vaccine và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vaccine đó.

Đồng thời khi vaccine được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng hai ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vaccine vào Việt Nam và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vaccine và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vaccine đó để có thể sử dụng theo quy định của WHO.

“Bộ Y tế sẽ cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng vaccine, bảo đảm an toàn vaccine và chống việc giả mạo vaccine. Những nội dung này đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã sẵn sàng thực hiện những việc này”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đồng thời nhấn mạnh: Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vaccine về Việt Nam, nếu có uỷ quyền chính thức của nhà sản xuất.

Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vaccine của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận.

Tuy nhiên, Bộ Y tế lưu ý cũng lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vaccine. Do vậy các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vaccine, hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ ba, để tránh nguy cơ mua phải vaccine giả mạo hoặc bị lừa đảo, như tổ chức Interpol đã cảnh báo. (Nhân dân, trang 1)

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 4: “Doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện nhập khẩu vắc xin”; Tuổi trẻ, trang 3: “Sẵn sàng cấp phép cho doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu vắc xin”; Sức khỏe & Đời sống, trang 3: “Bộ Y tế khuyến khích, tạo điều kiện tối đa các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19”; Lao động, trang 1: “Để doanh nghiệp chung tay mua vaccine Covid-19 cho công nhân”

Từ ngày 1-6, sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi khám, chữa bệnh

Bắt đầu từ 1-6, người dân trên toàn quốc chính thức được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số khi đi khám, chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.

Ngày 31-5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 1493/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân về việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng “VssID – Bảo hiểm xã hội số” để đi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT.

Trước đó, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 1115/BHXH-TST đề xuất Bộ Y tế cho ý kiến thống nhất về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB BHYT trên phạm vi toàn quốc, kể từ ngày 1-6-2021.

Đề xuất này được đưa ra trong khi Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và trên cơ sở những lợi ích thiết thực mang lại cho người tham gia và cơ sở KCB.

Đặc biệt là, việc thí điểm triển khai sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB tại 10 tỉnh vùng bị lũ lụt thuộc miền trung – Tây Nguyên trong thời gian vừa qua đã mang lại sự tiện lợi cho người tham gia BHYT và cơ sở KCB. Tính bảo mật, an toàn của người sử dụng thẻ được bảo đảm, đồng thời hạn chế được tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Trrên cơ sở đề xuất của BHXH Việt Nam, ngày 27-5-2021, Bộ Y tế đã có Công văn số 4316/BYT-BH về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi KCB BHYT, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo UBND tỉnh, phối hợp Sở Y tế để chỉ đạo cơ sở KCB triển khai thực hiện, theo đó thống nhất thực hiện một số nội dung.

Theo đó, từ ngày 1-6-2021, người bệnh BHYT đi KCB được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy; Cơ sở KCB sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID (đối với trường hợp cơ sở không có đầu đọc); Cơ sở KCB có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ KCB BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan BHXH để phối hợp giải quyết.

Có thể thấy, việc chính thức triển khai sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID trong KCB trên toàn quốc là bước đi thực sự phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam. Người sử dụng thẻ không lo mất, quên thẻ BHYT như đã xảy ra đối với thẻ BHYT giấy; đồng thời giúp giảm thời gian làm thủ tục KCB của cả người tham gia và cơ sở KCB, do thẻ có mã QR code được tự động tăng độ phân giải, tăng độ sáng hiển thị làm rõ các thông tin trên thẻ BHYT.

Đặc biệt, việc triển khai này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người dân hạn chế đi lại, không phải giao dịch trực tiếp với cơ quan BHXH đối với các hoạt động liên quan tới thể BHYT giấy trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. (Nhân dân, trang 8)

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 4: “Từ 1.6, đi khám bệnh BHYT được sử dụng ảnh trên VssID”

Đẩy nhanh sản xuất và tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Theo TTXVN và tin nước ngoài, tại Đối thoại chuyên gia lần thứ hai về vắc-xin ngừa Covid-19, ASEAN và Liên hiệp châu Âu (EU) thảo luận về sự xuất hiện các biến thể vi-rút gây Covid-19 và việc mở rộng năng lực sản xuất vắc-xin, cũng như thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác, thông qua chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực và hành động.

★ Anh thông báo sẽ kêu gọi G7 tăng hỗ trợ nhằm mục tiêu đến cuối năm 2022 mọi người dân trên toàn thế giới được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Trên kênh tin tức CBS (Ca-na-đa), Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn cho biết, sẽ nỗ lực vận động các lãnh đạo G7 tại hội nghị cấp cao tháng 6 tới, để nhất trí về kế hoạch mang tính đột phá, đẩy nhanh hoàn tất mục tiêu tiêm chủng toàn cầu.

★ Tại châu Âu, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục chiều hướng giảm bớt. Trong vài tuần gần đây số bệnh nhân Covid-19 phải điều trị tích cực giảm mạnh, lần đầu giảm xuống dưới mức 3.000 người hôm 30-5. Cùng ngày, I-ta-li-a cũng chứng kiến số người chết vì Covid-19 thấp nhất trong bảy tháng qua.

★ Tại châu Á, sau hơn 40 ngày bùng phát làn sóng dịch thứ hai, ngày 31-5, Lào ghi nhận ngày đầu tiên không có ca nhiễm trong cộng đồng trên cả nước. Bộ Y tế Lào xác nhận một trường hợp mắc mới, là ca nhập cảnh được cách ly.

★ Cùng ngày, Cam-pu-chia xác nhận thêm 690 bệnh nhân mới, đưa tổng số ca mắc Covid-19 vượt ngưỡng 30 nghìn người. Bộ Y tế Cam-pu-chia khẳng định đẩy nhanh kế hoạch tiêm chủng, nhằm sớm đạt miễn dịch cộng đồng.

★ Thủ đô Băng-cốc của Thái-lan cho phép năm loại hình kinh doanh, dịch vụ mở cửa trở lại từ hôm nay (1-6), gồm bảo tàng, trung tâm học tập, công viên khoa học, di tích lịch sử và phòng trưng bày nghệ thuật. Các loại hình này hoạt động trong điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt.

★ Xin-ga-po cũng hướng tới việc nới lỏng hạn chế từ ngày 13-6 tới. Thủ tướng Lý Hiển Long ngày 31-5 thông báo, sau hai tuần thực hiện các biện pháp hạn chế giai đoạn hai, số ca lây nhiễm trong cộng đồng giảm mạnh, ổ dịch mới không phát sinh.

★ Ngày 31-5, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo thêm 152.734 ca mắc tại nước này trong 24 giờ, mức thấp nhất trong 50 ngày gần đây. Tỷ lệ có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 duy trì mức dưới 10% trong ngày thứ 7 liên tiếp.

★ Trong cuộc họp báo chung, Thủ tướng Niu Di-lân G.A-đơn và người đồng cấp Ô-xtrây-li-a X.Mo-ri-xơn cho biết, hai nước sẽ phối hợp tìm giải pháp mở rộng hành lang đi lại tự do giữa các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương. Tháng trước, hai bên đã nối lại các chuyến bay giữa hai nước.

★ Tại khu vực Nam Mỹ, các điểm nóng Bra-xin, Ác-hen-ti-na và Cô-lôm-bi-a tiếp tục thông báo các ca mắc mới. Chi-lê cũng ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng 21% trong 14 ngày qua.

★ Nam Phi nâng mức phong tỏa lên cấp độ 2 trên quy mô toàn quốc, từ ngày 31-5. Trong thông điệp quốc gia, Tổng thống X.Ra-ma-phô-xa tuyên bố, Nam Phi chuẩn bị bước vào làn sóng bùng phát dịch thứ ba, việc điều chỉnh cấp độ phong tỏa là điều cần thiết.

★ Theo trang thống kê worldometers.info, đến tối 31-5, toàn thế giới có hơn 171 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 3,55 triệu người chết. Hơn 153,2 triệu bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi. (Nhân dân, trang 8)

Bất chấp nắng nóng, đẩy nhanh dập dịch

Các tỉnh thành miền Bắc đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt với nền nhiệt 36-37°C, gây thêm khó khăn cho các cán bộ, nhân viên y tế và sinh viên tình nguyện tại tâm dịch huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) trong việc lấy mẫu test nhanh gần 20.000 người.

Tại huyện Việt Yên, những khu vực đang được phong tỏa gồm: Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng… có số dân hơn 18.000 người. Những ngày qua, hàng trăm nhân viên y tế và sinh viên tình nguyện đã kiên trì bám trụ, không quản ngại khó khăn, nguy cơ lây nhiễm cao để đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà dân lấy mẫu xét nghiệm.

Chị Hoàng Thị Hằng, giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương, theo đoàn y bác sĩ chi viện cho Bắc Giang vài ngày qua, cho biết: Từ ngày 26-5 tới nay, thầy trò của nhà trường đã triển khai nhiệm vụ tại nhiều địa điểm như Núi Hiểu, Quang Biểu, Bài Xanh… ở huyện Việt Yên. Mỗi ngày làm việc của họ được chia thành 2 ca, kéo dài từ sáng sớm tới đêm muộn. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là thời tiết Bắc Giang những ngày này vô cùng nắng nóng, lực lượng lấy mẫu test nhanh mặc bộ đồ bảo hộ chỉ chịu đựng được khoảng 4-6 giờ, nếu lâu hơn rất dễ bị sốc nhiệt. “Có những hôm, mọi người trở về nơi đóng quân, đồng hồ đã điểm gần 1 giờ sáng. Quá mệt, nhiều thành viên không ăn nổi cơm, chỉ uống nước cho đỡ khát rồi tranh thủ ngủ 2-3 giờ trước khi tiếp tục công việc ngày mới. Vất vả nhưng mọi người đều lạc quan, tin tưởng Bắc Giang sẽ sớm khống chế và chiến thắng dịch bệnh”, chị Hằng tâm sự.

Cùng với đoàn cán bộ, học viên của Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, trong đợt dịch lần này, tỉnh Quảng Ninh cũng cử 200 cán bộ là y bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chi viện cho Bắc Giang. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, cho biết, khó khăn lớn nhất mà đoàn đang gặp phải là vấn đề thời tiết nắng nóng tại Bắc Giang. Tuy vậy, các thành viên trong đoàn chi viện tỉnh Quảng Ninh đặt quyết tâm khi nào Bắc Giang hết dịch mới trở về địa phương.

Trước những vất vả của đội ngũ làm nhiệm vụ test nhanh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Chỉ huy trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang đề nghị nên tập trung thực hiện test nhanh vào sáng sớm và tối để tránh thời tiết nắng nóng, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y bác sĩ để làm việc lâu dài.

Theo Bộ Y tế, tính đến chiều 29-5 đã có 2.343 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng y dược đang tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang và Bắc Ninh. Số cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của 37 trường đại học, cao đẳng y dược trên toàn quốc đăng ký sẵn sàng lên đường hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Bắc Giang, Bắc Ninh là trên 24.100 người. (Sài Gòn giải phóng, trang 6)

TP.HCM ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội: Nỗ lực gỡ khó cho dân

Người dân vẫn được đi lại qua Q.Gò Vấp (TP.HCM) nhưng chính quyền khuyến khích nên hạn chế di chuyển vào thời điểm này, đồng thời cho biết sẽ có các biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm.

Từ 0 giờ ngày 31.5, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội toàn địa bàn theo Chỉ thị 15; riêng Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12) áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16, PV Thanh Niên ghi nhận tình hình người dân ra vào Q.Gò Vấp khá rối rắm, và người dân lẫn chính quyền còn lúng túng. Cụ thể, UBND Q.Gò Vấp triển khai 10 chốt kiểm soát tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào quận, mỗi chốt gồm công an, dân quân, bảo vệ dân phố, cán bộ y tế, trực 24/7.

Người dân lúng túng

Lúc 0 giờ ngày 31.5, ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch ra vào Q.Gò Vấp trước địa chỉ 399 Tân Sơn (P.12, Q.Gò Vấp), một số xe máy, có cả xe hơi vượt chốt kiểm soát dịch bất chấp hiệu lệnh dừng và quay đầu. Tuy nhiên khi lực lượng chức năng dựng chắn barie thì phát sinh “1.001 lý do” để người đi khuya xin ra vào Q.Gò Vấp, người nại lý do giao hàng, người nói không biết nên về trễ…

Cán bộ trực chốt linh động cho những người ra vào chính đáng kèm theo yêu cầu khai báo y tế và lời nhắn nhủ: “Ra là ra luôn, vào là vào luôn vì phải tuân thủ quy định cách ly”. Dù vậy, nhiều người lưỡng lự không biết nên ra hay nên vào bởi vào thì ngày mai không ra được…

Còn tại chốt kiểm soát gần giao lộ Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng (khu vực giáp ranh giữa Q.Gò Vấp và Q.Bình Thạnh), người dân cư trú ở Q.Gò Vấp khi tới chốt kiểm soát sẽ khai báo y tế trước khi ra khỏi quận; còn người từ bên ngoài vào Q.Gò Vấp thì cam kết không được trở ra. Nhiều giờ có mặt ở chốt kiểm soát, PV ghi nhận có khá nhiều người sống ở Q.Gò Vấp, vì nhiều lý do nên quyết định không về nhà vì lo sợ sau khi qua chốt kiểm soát, hôm sau sẽ không thể trở ra. Cũng tại chốt kiểm soát này vào 7 giờ sáng, dòng xe lưu thông từ đường Phan Văn Trị và Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) vào Q.Gò Vấp bị chặn ngay chốt kiểm soát trên đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp). Người dân tụ tập từ trên vỉa hè tràn xuống lòng đường, tiếng gọi điện thoại í ới: “Bên ngoài chặn rồi, vào được nhưng không ra được”. Đây cũng là câu giải thích của cán bộ phường, dân quân tự vệ và công an khi người dân hỏi có được vào bên trong Q.Gò Vấp hay không. Nhiều công nhân cư trú ở Q.Gò Vấp làm việc ở Q.Bình Thạnh được hướng dẫn khai báo y tế. “Mấy bạn thanh niên nói điền đầy đủ thông tin vào tờ khai y tế rồi nộp lại, chiều làm xong quay về rồi giải quyết tiếp”, một công nhân nói và nộp vội tờ khai y tế rồi đi làm.

Những ai được ra vào Q.Gò Vấp?

Trong buổi sáng đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16, không chỉ người dân ra vào Q.Gò Vấp mà chính quyền cũng lúng túng. Trao đổi với PV Thanh Niên, một chủ tịch phường ở Q.Gò Vấp cho hay, sáng sớm đã nhận điện thoại của một lãnh đạo ngân hàng trên địa bàn hỏi thăm ngân hàng có được hoạt động hay không nhưng phường không dám trả lời ngay mà đành “khất” thêm một ngày chờ hướng dẫn cụ thể từ quận và thành phố.

Trước tình trạng ùn tắc cục bộ tại khu vực chốt kiểm soát, chính quyền Q.Gò Vấp đã tạm gỡ chốt từ lúc 9 – 10 giờ để giải phóng phương tiện, tránh tập trung đông người (đến 21 giờ cùng ngày, Q.Gò Vấp tái lập 10 chốt kiểm soát trên địa bàn quận). Lý giải về việc này, ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, cho biết trong buổi sáng lượng xe vẫn đông, lực lượng tại tổ kiểm soát không thể kiểm tra hết người và phương tiện thuộc diện được phép ra vào quận theo Chỉ thị 16. Do đó, quận phối hợp với các cơ quan chuyên môn ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho lực lượng thực thi công vụ. Từ hôm nay (1.6), Q.Gò Vấp tổ chức lại việc kiểm soát y tế và người, phương tiện ra vào quận theo quy định. Ông Dũng đề nghị người dân khai báo y tế trước khi lưu thông vào địa bàn quận để tránh ùn tắc tại khu vực chốt kiểm soát.

Về việc những ai được ra vào Q.Gò Vấp, ông Dũng cho rằng người dân cư trú tại quận và người dân ở các địa phương khác làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn quận thuộc các trường hợp theo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16 vẫn được đi lại, làm việc bình thường. Cụ thể, người dân có thể ra ngoài mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác hoặc trong các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh, hỏa hoạn.

Người dân làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao; người làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông; xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng dầu, điện, nước); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ quan kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, tang lễ… cũng được tạo điều kiện đi lại làm việc.

UBND Q.Gò Vấp yêu cầu người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang, người lao động khai báo y tế, giảm mức độ tập trung của người lao động, quản lý chặt chẽ xe đưa rước công nhân, chuyên gia… Nếu cơ sở kinh doanh nào không đảm bảo thì phải dừng hoạt động. Dù vậy, lãnh đạo UBND Q.Gò Vấp đề nghị người dân cân nhắc ra khỏi nhà, chuyển sang làm việc trực tuyến để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Trong thời gian này, Q.Gò Vấp chỉ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả các hồ sơ thủ tục hành chính được công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các hồ sơ trong trường hợp đặc biệt cấp bách, như khai sinh, khai tử; nhóm thủ tục liên quan đến công chứng, chứng thực di chúc, hợp đồng về giao dịch đảm bảo và các thủ tục khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo ông Đỗ Anh Khang, Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, các hoạt động, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thiết yếu vẫn diễn ra bình thường nhưng phải thỏa mãn điều kiện tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế và người đứng đầu đơn vị sản xuất, kinh doanh phải cam kết chịu trách nhiệm cho công tác an toàn phòng dịch của cơ sở. “Do đang giãn cách xã hội nên đòi hỏi mọi người cùng chung tay, chia sẻ trách nhiệm với chính quyền để hạn chế lây lan”, ông Khang kêu gọi. (Thanh niên, trang 2)

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 7: “Kiểm soát chặt việc ra vào Gò Vấp”; Công an Nhân dân, trang 1: “Ngày đầu tiên TP. Hồ Chí Minh giãn cách xã hội: Người dân cần nắm bắt thông tin để thực hiện tốt nhất”; Tiền phong, trang 4: “TPHCM ngày đầu giãn cách xã hội: Chống dịch là trên hết”

Dịch Covid-19 ở TP.HCM, Hà Nội diễn biến phức tạp

Liên quan đến ổ dịch Covid-19 tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại TP.HCM hiện nay, Công an Hà Nội đã xác minh có 40 người liên quan đến H.Chương Mỹ.

Tối 31.5, TP.HCM phát hiện thêm 51 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tính từ 27 – 31.5 là 200 ca.

Phát hiện nhiều ca nghi nhiễm liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng

Liên quan Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công, P.3, Q.Gò Vấp, hiện TP.HCM đã xác minh được 55 trường hợp có tham dự, phát hiện 40 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (72,7%). Từ chùm ca bệnh này đã lây lan cho 151 trường hợp khác, trong đó 104 trường hợp là tiếp xúc gần F1 với các ca bệnh thuộc hội thánh (cùng nhà, bạn bè, làm việc cùng công ty, cùng tòa nhà) và 47 trường hợp là tiếp xúc vòng hai (F2). Như vậy cho đến nay, có tổng cộng 191 trường hợp liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Ngoài ra, TP.HCM ghi nhận thêm 4 ca bệnh là tiếp xúc gần của các ca bệnh thuộc hội thánh phát hiện tại tỉnh Bạc Liêu, Bình Dương, Đắk Lắk và Long An. Có 9 trường hợp liên quan đến chuỗi lây nhiễm 2 vợ chồng thai phụ đi khám bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cư trú tại Q.Tân Phú. TP.HCM đã tìm ra được mối liên quan giữa 2 chuỗi lây nhiễm tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng và chuỗi lây nhiễm 2 vợ chồng thai phụ. 2 chuỗi lây nhiễm này đều được phát hiện biến chủng Ấn Độ.

Trong ngày 31.5, lực lượng chức năng Q.1, TP.HCM tiến hành phong tỏa tạm thời một phần hẻm 245 Nguyễn Trãi (khu Mả Lạng, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) do có ca nghi nhiễm Covid-19.

Chiều cùng ngày, lực lượng y tế đã lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 những người liên quan ca nghi nhiễm này. Tại đây có khoảng 500 hộ dân với gần 1.500 nhân khẩu.

Cùng ngày, Q.Bình Thạnh có 7 ca nghi nghiễm mới tại con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, P.15. 7 ca nghi nhiễm này liên quan chuỗi lây nhiễm tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Dự kiến lấy hơn 3.000 mẫu tại các hẻm liên quan khu vực có các ca bệnh trên đường Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh.

F1 thành F0 tăng đột biến, Hà Nội giảm tải khu cách ly

Sáng qua, trước việc số F1 cách ly tập trung ở TX.Sơn Tây trở thành F0 tăng đột biến, với 35 ca được phát hiện trong ngày 30.5, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh đã đến kiểm tra.

Theo Sở Y tế Hà Nội, sau khi nhận thấy số ca F1 chuyển thành F0 trong những ngày qua tăng nhanh, TP đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, nên phát hiện được số ca bệnh trên. Trong chiều và đêm 30.5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội phối hợp với khu cách ly chuyển các trường hợp F1 âm tính đến cách ly tại Trường đại học FPT nhằm sang tải, giảm mật độ.

Chiều qua, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP.Hà Nội, Phó giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết từ 29.4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 209 ca mắc ngoài cộng đồng tại 22 quận, huyện và khu cách ly tập trung ở TX.Sơn Tây.

Từ 27.5 đến nay, 11/11 chùm ca bệnh ở Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng, nhưng Hà Nội ghi nhận 3 ca bệnh ngoài cộng đồng liên quan KCN ở Bắc Ninh và Bắc Giang (đều đã công bố hôm 30.5), nên Sở Y tế lưu ý các quận, huyện, đặc biệt là các quận, huyện giáp ranh, cần tiếp tục rà soát các trường hợp trở về từ vùng có dịch của các tỉnh.

Liên quan đến ổ dịch tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại TP.HCM hiện nay, Công an Hà Nội đã xác minh có 40 người liên quan đến H.Chương Mỹ và đã có 30 người tiếp cận với người trong TP.HCM, đều đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính ban đầu.

Bắc Giang: 4.000 công nhân ổ dịch trở lại làm việc

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang ngày 31.5, qua kết quả thẩm tra điều kiện an toàn phòng, chống dịch

Covid-19 tại các doanh nghiệp (DN), đã có 10 DN (với trên 4.000 lao động) đủ điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống Covid-19 trong sản xuất được hoạt động trở lại. Các ngành chức năng tỉnh Bắc Giang tiếp tục hướng dẫn các DN còn lại hoàn thiện quy trình sản xuất an toàn; điều kiện về nơi ở tập trung trong DN; tập hợp đón công nhân về nơi ở tập trung để xét nghiệm Covid-19 và dự kiến sẽ hoạt động lại trong khoảng 10 ngày tới.

Bình Dương: Ca dương tính từng đi bầu cử, 321 người liên quan

Ngày 31.5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Bình Dương cho biết đã phát hiện thêm 3 ca dương tính với Covid-19 lây lan trong cộng đồng, trong đó có 1 người là công nhân và 1 người từng đi bầu cử.

Cụ thể, ca dương tính được phát hiện tối 30.5 là công nhân làm việc tại Công ty TNHH CJ VINA chi nhánh Bình Dương có địa chỉ tại đường số 17, KDC Hiệp Thành 3 (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một). Một ca dương tính khác làm việc tại Công ty cấp thoát nước Thuận An, ngày 23.5 đã đi bầu cử tại khu vực bỏ phiếu KP.Bình Quới B (P.Bình Chuẩn, TP.Thuận An) có khoảng 300 cử tri và 21 thành viên tổ bầu cử. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, cơ quan chức năng TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một đã tiến hành phong tỏa nhiều khu vực ở KP.Bình Quới B và KDC Hiệp Thành 3 để lấy mẫu xét nghiệm truy vết F1, F2. (Thanh niên, trang 4)

Thêm 211 ca mắc Covid-19 lây nhiễm trong nước

Bộ Y tế cho biết, ngày 31.5, Việt Nam ghi nhận thêm 214 ca mắc Covid-19. Trong đó, 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (2 ca) và Tây Ninh (1 ca).

211 ca ghi nhận trong nước, gồm: Bắc Giang 134 ca; Bắc Ninh (38);

Hà Nội (28); Lạng Sơn (3); Bình Dương (3); Long An (2); Đắk Lắk, Đà Nẵng và Trà Vinh mỗi nơi có 1 ca.

Đến nay, có 12 tỉnh: Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình và Tuyên Quang đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Trong ngày 31.5, thêm 80 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh. (Thanh niên, trang 4)

Cùng chủ đề Báo Sài Gòn giải phóng, trang 7: “Cả nước có thêm 214 ca mắc Covid-19”

 

Bộ Y tế sẽ điều thêm 1.000 nhân lực đến hỗ trợ Bắc Giang chống dịch Covid-19

Trước đề xuất của tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ sẵn sàng điều động 500 sinh viên trường Cao đẳng y tế Bạch Mai và hơn 400 nhân lực y tế khác để hỗ trợ Bắc Giang chống dịch.

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành với tỉnh Bắc Giang về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 vừa diễn ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, hiện nay, tỉnh đang thiếu trang thiết bị, vật tư y tế và nhân lực.

Để rút ngắn thời gian, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Y tế cấp trang thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia hoặc cho phép tỉnh mượn thiết bị từ các địa phương khác, đồng thời hỗ trợ nhân lực cho các tuyến điều trị.

Về công tác xét nghiệm, ngoài tập trung vào các thôn là các ổ dịch lớn, thời gian tới Bắc Giang sẽ mở rộng tầm soát ra toàn tỉnh, khối lượng cần lấy mẫu sẽ lớn hơn. Do vậy hiện đang thiếu khoảng 400 người để phục vụ lấy mẫu.

Về triển khai tiêm vaccine, tỉnh Bắc Giang được Chính phủ ưu tiên phân bổ 150.000 liều. Tỉnh đã xây dựng kế hoạch để có thể sử dụng hết số vaccine này trong một tuần và quyết tâm chạy đua với thời gian để tiêm cho công nhân sớm được quay trở lại làm việc.

Để thực hiện được kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ 200 điều dưỡng, kỹ thuật viên phục vụ tiêm phòng.

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế sẽ điều động nhân lực, trang thiết bị, vật tư tại các bệnh viện có khả năng trưng dụng được để “cho tỉnh Bắc Giang mượn”.

“Đối với đơn vị ICU tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang có công suất 100 giường chắc chắn nhân lực của Bắc Giang không thể đảm đương được. Trong sáng ngày 30/5, Bộ Y tế đã yêu cầu Bệnh viện Trung ương Huế và Đà Nẵng cử 2 kíp, mỗi kíp khoảng 16 người đến Bắc Giang tiếp nhận, hỗ trợ cho Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang vận hành và chuẩn bị nguồn lực.

Bộ cũng sẽ tiếp tục điều động bác sĩ hồi sức cấp cứu và điều dưỡng từ các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Thái Bình… để hỗ trợ cho Bắc Giang” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Về nhu cầu xét nghiệm của tỉnh, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế đồng ý bổ sung lực lượng 400 người giúp Bắc Giang mở rộng tầm soát. Tuy nhiên tỉnh cần có kế hoạch để sử dụng lực lượng một cách hợp lý và hiệu quả. Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang triển khai test nhanh.

Về công tác triển khai tiêm vaccine Covid-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định Bộ Y tế có thể huy động tới 500 người để hỗ trợ Bắc Giang thực hiện tiêm trong thời gian ngắn nhất: “Bộ hoàn toàn có khả năng điều động số người lớn hơn. Hiện 500 sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn xong”.

Để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tiêm hết 150.000 liều vaccine trong vòng 1 tuần, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị tỉnh Bắc Giang cần xây dựng kế hoạch tiêm chủng với địa điểm tiêm chủng và nhu cầu nhân lực để đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Kết luận buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Y tế tăng thêm người hỗ trợ Bắc Giang để đảm bảo công nhân quay lại sản xuất phải tiêm và được tiêm vaccine.

Với tỉnh Bắc Giang, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại các điều kiện đảm bảo để đưa công ty vào hoạt động, có phương án sắp xếp sản xuất, điều kiện ăn ở, giãn cách. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ, tháo gỡ để hàng hóa của Bắc Giang và Bắc Ninh được lưu thông bình thường, không bị đứt gãy sản xuất. (An ninh Thủ đô, trang 5)

 

Phấn đấu cuối năm có miễn dịch cộng đồng

Hôm qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tìm mọi giải pháp để có vắc-xin COVID-19 sớm nhất, trong khi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói “phấn đấu cuối năm 2021 sẽ có miễn dịch cộng đồng”.

“Cần tìm mọi giải pháp để có vắc-xin sớm nhất. Mọi vướng mắc phải được tháo gỡ ngay. Mọi điều chưa rõ phải được hướng dẫn ngay”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tại cuộc họp nghe Bộ Y tế báo cáo về tình hình, tiến độ nhập khẩu vắc-xin phòng COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Mặc dù hiện nay tình trạng khan hiếm vắc-xin trên thế giới vẫn căng thẳng, nhưng với các thỏa thuận đã đạt được, mục tiêu nhập khẩu được 150 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 trong năm 2021 là rất khả thi”. Ông Long nhấn mạnh, luôn khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp có điều kiện, khả năng tiếp cận các nguồn vắc-xin đưa vắc-xin về nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, tất cả các vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam cũng vẫn được nhập khẩu. Với những vắc-xin WHO chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng, đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng cấp phép ngay.

Sẽ có vắc-xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ

Một vấn đề được thảo luận nhiều tại cuộc họp là nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tham gia tài trợ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 và mong muốn nhân viên của họ được ưu tiên tiêm trước. Về lâu dài, cũng như nhiều loại vắc-xin khác, sẽ có vắc-xin COVID-19 miễn phí theo chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế và vắc-xin dịch vụ theo nhu cầu và khả năng chi trả của một bộ phận nhân dân.

Tuy nhiên, với vắc-xin COVID-19 trong điều kiện khan hiếm hiện nay, các tổ chức quốc tế luôn yêu cầu các nước tuân thủ nguyên tắc tiếp cận công bằng nên rất khó khăn khi xử lý những đề nghị “hợp tình hợp lý” của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp tài trợ kinh phí đủ để mua hàng trăm ngàn liều vắc-xin và chỉ mong được tiêm cho mấy trăm nhân viên mà không được thì quả thật không hợp lý”, đại diện Bộ Y tế nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vắc-xin chống COVID-19 của Liên Hợp Quốc và hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các doanh nghiệp, hiệp hội.

“Những người mà các doanh nghiệp, hiệp hội muốn được ưu tiên chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao. Vừa qua, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo đưa đối tượng này vào diện khai báo y tế bắt buộc. Đã được yêu cầu khai báo y tế đương nhiên thuộc diện ưu tiên tiêm vắc-xin trước”, ông Vũ Đức Đam cho biết.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn đăng ký lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vắc-xin phòng COVID-19 theo thủ tục rút gọn, đảm bảo mọi doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vắc-xin nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vắc-xin sớm nhất. “Nhất thiết không để bất kỳ doanh nghiệp nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vắc-xin ngay mà lại không mua về được”, ông nói.

Tối 31/5, Bộ Y tế cho biết, trong ngày Việt Nam ghi nhận 214 ca mắc COVID. Có 3 trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và có 211 ca trong nước: Bắc Giang có 134 ca, Bắc Ninh 38, Hà Nội 28, Lạng Sơn, Bình Dương mỗi tỉnh 3 ca, Long An 2, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Trà Vinh mỗi địa phương 1 ca. Cùng ngày có 80 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Có 12 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. (Tiền phong, trang 3)

 

Hà Nội phát hiện 27 ca mắc trong khu cách ly: Phân loại theo nhóm nguy cơ, không để lây chéo

Sáng 31/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra thực địa điểm cách ly tại Trường Quân sự Sơn Tây, chỉ đạo san tải, giảm mật độ, đảm bảo an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo… sau khi khu này ghi nhận 27 ca dương tính SARS-CoV-2.

Theo báo cáo của Sở Y tế, điểm cách ly F1 tại trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đón 696 công dân vào cách ly tập trung nâng tổng số ca F1 tập trung tại trường lên 927 ca. Đây đều là số F1 thuộc hai chùm ca bệnh phát triển nhanh trên địa bàn thành phố đã được khoanh vùng nhanh, cách ly tập trung tránh lây lan cộng động.

Trong những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên thành phố đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định.

Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bênh chuyển từ F1 thành F0. Toàn bộ đã được chuyển viện điều trị. Đồng thời trong chiều và đêm 30/5, CDC phối hợp với trường chuyển các ca bệnh F1 đã cho kết quả âm tích đến cách ly tại Đại học FPT nhằm san tải, giảm mật động F1 tại điểm cách ly này.

Theo báo cáo đánh giá của CDC Hà Nội, điểm cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô có nhiều F1 của các chùm ca bệnh lây nhiễm nhanh ở Thủ đô được truy vết, đưa về cách ly kịp thời. Mật độ F1 ở đây rất cao và tiếp xúc nhiều với các F0 trước đó trong nhiều ngày nên mầm bệnh có thể đã xâm nhập, nguy cơ phát bệnh cao.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết để đảm bảo an toàn cho các F1 trong khu vực cách ly, tránh lây nhiễm chéo, Trường Quân sự sẽ chỉ bố trí 4-6 người /phòng để đảm bảo giãn cách. Trong hôm nay, Sở sẽ rà soát toàn bộ khu cách ly trên địa bàn thành phố để thực hiện nghiêm giãn cách, cũng như lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân trong đó để sàng lọc nguy cơ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu, số ca mắc tăng nhiều nhưng đều ở trong khu cách ly tập trung. Thường trực Thành ủy đã liên tục nhắc nhở phải đảm bảo an toàn 2 lực lượng đặc biệt quan trọng: y tế và các khu cách ly.

Theo ông Chu Ngọc Anh, trong khu cách ly tại Trường Quân sự có nhiều F1 của các chùm ca bệnh siêu lây nhiễm. Con số các ca mắc mới xuất hiện ở khu cách ly ở Trường Quân sự cho thấy thành phố đã truy vết, khoanh vùng đúng các F1 có nguy cơ cao.

Thành phố đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn một mức việc quản lý ở các khu cách ly tập trung và biện pháp quyết liệt hơn trên toàn địa bàn.

Trước mắt tại điểm Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô phải tiến hành san tải, giảm mật độ và xét nghiệm thường xuyên nhằm lọc ra các ca nghi nhiễm, đưa đi điều trị kịp thời; khử khuẩn liên tục khu vực tránh để việc lây nhiễm trong khu cách ly.

Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo với các trường hợp hết 21 ngày cách ly trong khu cách ly ở trường, nhưng ở trong phòng có ca nhiễm phải giải thích cụ thể để người dân hiểu và tiếp tục cách ly thêm 14 ngày để đảm bảo an toàn. Với những trường hợp khác cần phải cách ly thêm 7 ngày. Liên quan đến việc đóng kinh phí, Chủ tịch UBND thành phố giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ động đảm bảo đời sống người dân.

Về các giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Y tế rà soát, ưu tiên tiêm vắc xin cho cán bộ, nhân viên phục vụ và cả người xử lý rác các khu cách ly tập trung; xét nghiệm tất cả lực lượng tuyến đầu. (Tiền phong, trang 4)

TP.HCM  xét nghiệm diện rộng ở khu vực có nguy cơ cao

Về việc xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM theo chỉ đạo UBND TP, Sở Y tế cho biết ngành y tế không xét nghiệm toàn bộ người dân thành phố mà sẽ xét nghiệm diện rộng ở những khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là quận Gò Vấp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 31-5, ông Nguyễn Hoài Nam – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM –  cho biết ngành y tế đang tốc lực xét nghiệm diện rộng cho người dân tại những khu vực có nguy cơ cao, ghi nhận ca nhiễm COVID-19, trong đó tập trung chính vào quận Gò Vấp và quận Tân Phú, sau đó mở rộng ra những địa bàn khác.

Về đối tượng áp dụng, ông Nam cho biết theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, sẽ ưu tiên các thành viên điểm bầu cử, những người là hội viên Hội thánh truyền giáo Phục Hưng; tất cả công nhân, người lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

“Trước mắt chúng tôi sẽ tập trung những khu vực này, sau đó mở rộng ra những địa phương cũng có nguy cơ cao chứ không lấy toàn thành phố” – ông Nam nhấn mạnh.

Riêng quận Gò Vấp, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – cho hay nhiều phường của quận đã được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng và ngành y tế đang tiếp tục lấy mẫu, tiến tới xét nghiệm diện rộng trên toàn quận.

“Quận Gò Vấp ghi nhận nhiều ca dương tính có liên quan đến Hội thánh truyền giáo Phục Hưng nên ngành y tế ưu tiên lấy mẫu trên diện rộng ở khu vực này” – bà Mai nói và cho biết toàn quận Gò Vấp có khoảng 670.000 dân.

Theo Sở Y tế, trong ngày 30-5, thành phố đã lấy 82.199 mẫu (trong đó chủ yếu là quận Gò Vấp) và tổng số mẫu xét nghiệm đã lấy từ ngày 26-5 tại nhiều quận, huyện là 151.487 mẫu.

Trước đó, trong cuộc họp khẩn về phòng chống dịch COVID-19 ngày 30-5, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo trước hết việc lấy mẫu tập trung vào những đơn vị bầu cử, tổ bầu cử, những nơi liên quan đến hội viên của Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Bên cạnh đó, tất cả hơn 280.000 lao động và 3.000 chuyên gia tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cũng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm.

Về nguồn nhân lực y tế, chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị huy động thêm sinh viên của Trường đại học Y dược và Y khoa Phạm Ngọc Thạch hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm.

PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp – phó hiệu trưởng điều hành Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) – cho biết từ tối 29-5, 120 sinh viên tình nguyện (chủ yếu năm 4, năm 5) của trường đã đến quận Gò Vấp lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 xuyên đêm cho người dân ở đây. Bên cạnh đó, trường cũng dự bị 180 sinh viên lên đường bất cứ lúc nào khi ngành y tế cần.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết ngành y tế đã có kế hoạch dự trữ đầy đủ sinh phẩm, kit test xét nghiệm (90.000 test PCR và 30.000 kit test nhanh sẵn có, chuẩn bị mua thêm 200.000 kit test PCR và 100.000 kit test nhanh).

Ngoài ra, ngành y tế TP còn có sự phối hợp với các cơ sở y tế trung ương trên địa bàn (24 cơ sở) đảm bảo công suất xét nghiệm 15.000 mẫu đơn (xét nghiệm riêng cho từng cá nhân khác với mẫu gộp là một mẫu có thể xét nghiệm cho 5 hoặc 10 người) trong 24 giờ, khi cần thiết có thể huy động lên đến 30.000 – 40.000 mẫu đơn. (Tuổi trẻ, trang 2)

 

Kiên quyết bảo đảm an toàn cho lực lượng y tế và các khu cách ly tập trung

Sáng 31-5, đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành phố Hà Nội đã kiểm tra các địa điểm cách ly, chỉ đạo giảm mật độ, bảo đảm an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo trước diễn biến có nhiều ca mắc Covid-19 mới là các F1 tiếp xúc nhiều với F0 trước khi được cách ly ở khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Cùng đi có Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành thành phố.

Trước đó, theo báo cáo của Sở Y tế, điểm cách ly F1 tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đón 696 công dân vào cách ly tập trung, nâng tổng số ca F1 tập trung tại trường lên 927 ca. Đây đều là số F1 thuộc hai chùm ca bệnh phức tạp trên địa bàn thành phố đã được khoanh vùng nhanh, cách ly tập trung tránh lây lan cộng đồng.

Trong những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển thành F0 tăng nhanh, do đó, thành phố đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát, không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm, đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0. Toàn bộ số này đã được chuyển đến bệnh viện điều trị, đồng thời trong ngày 30-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã phối hợp với nhà trường chuyển các ca bệnh F1 đã cho kết quả âm tính đến cách ly tại Đại học FPT nhằm giảm mật độ F1 tại điểm cách ly này.

Theo báo cáo đánh giá của CDC Hà Nội, điểm cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô có nhiều F1 của các chùm ca bệnh lây nhiễm nhanh nên mật độ F1 ở đây rất cao và đã tiếp xúc với các F0 trong nhiều ngày, do đó mầm bệnh có thể đã xâm nhập, nguy cơ phát bệnh cao.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, để bảo đảm an toàn cho các F1 trong khu vực cách ly, tránh lây nhiễm chéo, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ chỉ bố trí 4-6 người/phòng để giãn cách. “Trong hôm nay, Sở sẽ rà soát toàn bộ khu cách ly trên địa bàn thành phố để thực hiện nghiêm giãn cách, cũng như lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người cách ly và người phục vụ tại các khu cách ly tập trung để sàng lọc nguy cơ”, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

Sau khi thị sát điểm cách ly, nghe báo cáo của trường và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh ghi nhận trách nhiệm, hiệp đồng của các đơn vị có liên quan, có hành động kịp thời.

“Số ca mắc tăng nhiều nhưng đều ở trong khu cách ly tập trung. Thường trực Thành ủy đã liên tục chỉ đạo phải bảo đảm an toàn cho các khu vực, lực lượng đặc biệt quan trọng là y tế và các khu cách ly”, đồng chí Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND thành phố, số ca mới xuất hiện trong khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô cho thấy thành phố đã truy vết, khoanh vùng đúng các F1 có nguy cơ cao. “Thành phố yêu cầu phải nâng cao hơn một mức việc quản lý ở các khu cách ly tập trung và có biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt hơn”, Chủ tịch UBND thành phố nói.

Trước mắt, đồng chí Chu Ngọc Anh yêu cầu khu vực cách ly Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô phải tiến hành giảm mật độ và xét nghiệm thường xuyên nhằm lọc ra các ca nghi nhiễm, đưa đi điều trị kịp thời; khử khuẩn liên tục khu vực, tránh để việc lây nhiễm xảy ra trong khu cách ly.

Thống nhất với các phương án đã được đặt ra, Chủ tịch UBND thành phố cũng chỉ đạo: Với các trường hợp hết 21 ngày cách ly trong khu cách ly ở trường, nhưng ở trong phòng có ca nhiễm, phải giải thích cụ thể để người dân hiểu và tiếp tục cách ly thêm 14 ngày để bảo đảm an toàn. Với những trường hợp khác, cần phải cách ly thêm 7 ngày.

Liên quan đến việc đóng kinh phí phục vụ cách ly tập trung, Chủ tịch UBND thành phố giao Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ động bảo đảm sinh hoạt cho người dân.

Về các giải pháp lâu dài, Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Y tế rà soát, ưu tiên tiêm vắc xin cho cán bộ, nhân viên phục vụ và cả người xử lý rác thải tại các khu cách ly tập trung và xét nghiệm tất cả lực lượng tuyến đầu. (Hà Nội mới, trang 1)

Tiếp nhận 26,7 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 31-5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Dự buổi lễ có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải.

Phát biểu tại buổi tiếp nhận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, hưởng ứng Lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch bệnh Covid-19” của Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lời kêu gọi của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã ra lời kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 để có thêm nguồn lực hỗ trợ mua vật tư y tế, vắc xin phòng Covid-19 và hỗ trợ các lực lượng phòng, chống dịch, tăng cường các biện pháp phòng, chữa bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe nhân dân.

Theo đồng chí Nguyễn Lan Hương, Đảng, Nhà nước ta đang tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiêm vắc xin đại trà phòng bệnh cho nhân dân. Ngày 27-5-2021, trao đổi với báo chí, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội cần kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí toàn dân đợt đầu. Nhu cầu rất lớn, đòi hỏi cấp thiết, cấp bách, do đó, hơn lúc nào hết, thành phố cần sự hỗ trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp, doanh nhân. Đây không chỉ là tình cảm, tấm lòng vàng, mà còn là trách nhiệm vì lợi ích chung và vì lợi ích của chính doanh nghiệp.

Tại buổi tiếp nhận, 17 đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trên địa bàn Thủ đô đã hỗ trợ tổng số tiền 26,7 tỷ đồng, trong đó tiền mặt là 26,6 tỷ đồng. Tiêu biểu là: Công ty cổ phần Tập đoàn Geleximco ủng hộ 7 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest 5 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phong Phú và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc thành phố 5 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Mỹ 5 tỷ đồng…

Như vậy, từ ngày 1-1 đến 31-5-2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã nhận đăng ký ủng hộ với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 68,8 tỷ đồng.

Nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp bằng tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình tiếp tục chung sức, đồng lòng và tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố, ủng hộ mua vắc xin tiêm đại trà cho nhân dân Thủ đô. Điều đó cũng góp phần để thành phố thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội. (Hà Nội mới, trang 2)

Biến thể SARS-CoV-2 lây qua không khí – Làm gì để phòng ngừa?

Nhiều chuyên gia y tế và thực tế diễn biến dịch đã khẳng định, các biến thể của virus SARS-CoV-2, như biến thể Anh và biến thể Ấn Độ, lây truyền qua không khí. Khoảng cách lây truyền đã vượt qua lằn ranh 2 mét và qua báo cáo đã có trường hợp lây với khoảng cách 10 mét.

Nghiên cứu và thực tiễn cũng cho thấy biến thể mới có khả năng lây qua không khí mạnh trong môi trường kín, bật điều hòa. Chỉ 36 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, một người đã có xét nghiệm dương tính và có trường hợp đã lây cho người khác sau 2 ngày bị phơi nhiễm.

Đến nay, thực hiện 5 K và tiêm vaccine phòng COVID vẫn là chiến lược tối ưu được nhiều nước khuyến cáo. Thông điệp này đã đến người dân trong cộng đồng của nhiều quốc gia giúp phòng chống dịch COVID có hiệu quả. Nhưng kể từ sau khi phát hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, nhiều giải pháp hỗ trợ được khuyến cáo để tăng thêm tính hiệu quả phòng chống dịch, trong đó được quan tâm là tăng cường mở cửa, thông thoáng nơi ở và sinh hoạt của mỗi cá nhân.

Thực hiện 5K và tiêm vaccine phòng COVID vẫn là chiến lược tối ưu được nhiều nước khuyến cáo.

Nhiều nghiên cứu đã kết luận môi trường thông thoáng và nắng nóng từ ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm mạnh khả năng hoạt động và giảm nguy cơ lan tràn lây nhiễm của hầu hết các chủng virus gây bệnh đường hô hấp. Có thể nói: “Mở cửa thông thoáng nơi ở và ánh nắng mặt trời là một trong những khắc tinh của virus gây bệnh hô hấp”. Vậy chúng ta phải hành động gì ngay bây giờ để hạn chế môi trường trú ngụ và giảm mật độ của virus trong không khí nơi ở và sinh hoạt, nhằm tránh lây nhiễm các chủng virus hô hấp cho chính bạn và gia đình bạn.

Đối với những vật dụng xung quanh bạn trong nhà hay phòng riêng, phải sắp xếp một cách gọn gàng và khoa học. Hút bụi, làm sạch bề mặt nhà cửa, đồ đạc, các tay nắm, tay vịn…, nhất là các ngóc ngách và gầm tủ, giường dễ bỏ sót. Loại bỏ bụi bẩn và đồ đạc không dùng đến để dễ dàng cho việc lau chùi và dọn vệ sinh hàng ngày. Càng làm tốt việc này, bạn càng loại bỏ nơi ẩn náu của virus.

Làm thông thoáng nhà cửa, đón nhận ánh sáng mặt trời

Mở cửa giúp nhà thông thoáng, tạo nhiều dòng không khí đối lưu liên tục, từ đó giảm nhanh mật độ virus trong không khí, nhất là khi trong nhà bạn có người đang mắc các bệnh liên quan nhiễm virus hô hấp như cảm lạnh, cúm… dễ gây lan tràn virus trong không khí khi ho và hắt hơi. Khi ánh nắng mặt trời tràn vào nhà bạn, không khí sẽ ấm nóng lên một cách tự nhiên, tạo ra một môi trường có nhiệt độ cao không thích hợp cho sự sinh trưởng của các chủng virus gây bệnh đường hô hấp.

Đặc tính chung cho các virus gây bệnh hô hấp thích sống ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thích hợp nhất là dưới 25 độ C như môi trường có máy điều hòa đang hoạt động. Trong môi trường vừa có nắng, vừa ở nhiệt độ cao từ 30 độ C trở lên thì virus gây bệnh hô hấp chỉ có thể tồn tại thời gian ngắn và sẽ bị tiêu diệt, giúp giảm khả năng phát tán và sự lây nhiễm giảm đi nhiều lần.

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích quý giá bất ngờ sau:

Giúp bạn kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu tiến hành trên 30.000 phụ nữ Thụy Điển, theo dõi kéo dài hơn 20 năm cho thấy tuổi thọ của những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngắn hơn 2,1 năm so với người dành nhiều thời gian ở ngoài trời. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vì tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Nên có các biện pháp để bảo vệ da như mang áo quần che nắng, kính che mắt và thoa kem chống nắng.

Làm bạn vui vẻ phấn chấn hơn: Ánh nắng mặt trời có khả năng giúp cơ thể tiết ra beta-endorphin giúp cải thiện tâm trạng và cảm thấy vui phấn chấn hơn. Ánh nắng mặt trời giúp tăng cường nồng độ serotonin – là một hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể. Thật vậy, chúng ta thường có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và nhiều năng lượng hơn khi sống trong những ngày mặt trời chiếu sáng. Ngoài ra, tiếp xúc và vận động dưới ánh sáng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa chứng trầm cảm.

Giúp bạn ngủ ngon hơn: Một nghiên cứu của Đại học Colorado-Boulder, Hoa Kỳ, phát hiện ánh sáng tự nhiên từ ánh nắng mặt trời có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học và điều chỉnh chu kỳ thức ngủ của cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, chu kỳ giấc ngủ sẽ điều chỉnh chặt chẽ hơn và ngủ ngon sâu giấc hơn.

Giúp cơ thể sản xuất đầy đủ vitamin D: Ánh sáng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào nhất.

Thiếu vitamin D có liên quan đến nhiều vấn đề sức khoẻ như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, lão hóa và nguy cơ tử vong chung. Ánh sáng mặt trời vẫn là nguồn vitamin D tự nhiên dồi dào nhất. Chỉ cần hai bàn tay và khuôn mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mỗi ngày có thể cung cấp cho bạn 3.000 đến 5.000 IU vitamin D. (Sức khỏe & Đời sống, trang 1).

Phan Hạnh tổng hợp

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 21/3/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 11/5/2022

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 07/7/2021

CDC Hà Nam

Để lại bình luận