Điểm báo ngày 15/7/2021

(CDC Hà Nam)
Bộ Y tế thông tin về việc tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 khác loại; Chung tay hỗ trợ TP Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch; Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi…

 

Chiến lược phù hợp cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử

Thời gian tới, khi có nhiều nguồn vaccine phòng Covid-19, chiến lược tiêm chủng theo hướng tăng cường tối đa khả năng tiếp cận với vaccine, từ đó tạo miễn dịch cộng đồng một cách thông minh để phục hồi kinh tế, bảo đảm quyền bình đẳng vaccine đang được Việt Nam thực hiện.

Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 từ nay đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Việt Nam cần chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau do nguồn cung lệ thuộc vào các đối tác. Sẽ có những lúc vaccine về dồn dập, phải tiêm quy mô rộng và nhanh và cũng sẽ có lúc vaccine về ít, không kịp tiến độ tiêm, do vậy cần có công cụ để tối ưu hóa chiến dịch.

Mặt khác, vaccine lại có nhiều loại khác nhau, nhu cầu các nhóm tiêm khác nhau; vaccine là loại dược phẩm đặc biệt, bảo quản đặc biệt, phân phối đặc biệt và sử dụng cũng đặc biệt. Việc ngay lập tức tổ chức các điểm tiêm không khó nhưng công tác theo dõi, xử trí phản ứng bất lợi sau tiêm và bảo đảm an toàn tiêm chủng phải do đội ngũ được đào tạo bài bản và không thể có ngay lập tức với số lượng lớn.

Thực tế triển khai tiêm vaccine tại Việt Nam cho thấy, hiệu quả của vaccine đạt được rất cao, trong dự phòng các thể nặng và nhập viện lên đến hơn 90%. Hiện tại chưa có trường hợp nào tiêm đủ hai mũi vaccine tại Việt Nam mắc bệnh nặng, nhưng không có vaccine nào bảo đảm việc không bị lây nhiễm bệnh.

Đây chính là điểm mà cộng đồng hiện đang tranh cãi do có quá nhiều lo ngại đối với việc: Liệu người đã được tiêm đầy đủ, không mắc bệnh lại thành người lành mang virus đi lây một cách âm thầm cho người khác hay không? Một số trường hợp hiếm gặp tại Việt Nam đã cho thấy vấn đề này, nhưng về cơ bản vaccine đã thể hiện được giá trị bảo vệ, phòng cả thể nặng cũng như hạn chế lây nhiễm thứ phát. Đó chính là cơ sở cho việc mở cửa sau này khi cộng đồng đạt độ bao phủ cao với vaccine.

Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa bảo đảm phát triển kinh tế. Để điều này khả thi thì “vũ khí” vaccine là không thể thiếu, nhất là để bảo vệ các nhóm yếm thế, nhóm lao động, dân nghèo trong khi nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội còn hạn chế.

Trong phòng, chống dịch, chúng ta sử dụng nguyên tắc bốn tại chỗ: lực lượng; chỉ huy; phương tiện; hậu cần. Bốn nguyên tắc này cần tiếp tục áp dụng trong chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19. Với kinh nghiệm và hệ thống tiêm chủng đã có sẵn và kiện toàn trong suốt hơn 30 năm qua, với sự tham gia của hàng trăm nghìn cán bộ y tế tại 18 nghìn điểm tiêm chủng; cùng với đó là hệ thống tiêm chủng ngoài công lập thì mỗi ngày có thể tiêm tới 3,6 triệu liều vaccine. Như vậy, tốc độ không phải vấn đề lớn nhất đối với công tác triển khai chiến dịch sắp tới.

Khi triển khai chiến dịch, điểm quan trọng hàng đầu là tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ của vaccine. Cần giải phóng vaccine nhanh nhất thông qua việc triển khai tiêm phòng qua cả kênh công lập và tư nhân với nhiều phương thức triển khai như tiêm tại trạm, tiêm ngoài trạm. Tuy nhiên vấn đề bảo đảm an toàn tiêm chủng cũng như phân luồng đối tượng hiện nay đặt các cơ quan chuyên môn và quản lý vào một bài toán khó.

Cần sớm áp dụng các bộ tiêu chí về điểm tiêm an toàn cũng như mạng lưới cấp cứu chuyên môn cao tới tận tuyến huyện cũng như xe cấp cứu hỗ trợ các cụm tiêm chủng mới có thể triển khai tiêm chủng đến tận cấp xã, phường ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, cần tăng cường áp dụng tele-medicine trong hỗ trợ cấp cứu từ xa.

Ưu tiên tiêm phòng cho các nhóm dân số có nguy cơ nhiễm hoặc lây cao. Đây là những nhóm người mà đặc điểm nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều người và có thể bị lây nhiễm cũng như là nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Việc xét nghiệm thường xuyên cho họ không phải giải pháp căn cơ mà phải cho họ miễn dịch đủ mạnh để không nhiễm virus và từ đó tạo ra lá chắn cho cộng đồng. Các khu vực có dịch cũng là nơi cần ưu tiên tiêm phòng.

Tuy nhiên, chiến lược thông minh là tiêm chủng bao vây khu vực đang dịch thay vì tiêm tại nơi đang xác định dịch bùng phát bởi vaccine không có tác dụng điều trị, nếu một người đã nhiễm virus thì dù tiêm chủng vẫn không ngăn được bệnh. Ngoài ra, tại vùng đang bùng phát dịch, việc tập trung ở điểm tiêm cũng là một dạng nguy cơ lây nhiễm.

Do đó, tốt nhất là làm tốt công tác phân cụm, chia cụm nguy cơ đến mức nhỏ nhất và thực hiện công tác chống dịch như trước tại cụm nguy cơ cho đến khi dịch kết thúc mới nên tổ chức tiêm chủng tại các điểm nóng này. Như vậy, việc xác định vùng đặc biệt nguy cơ, vùng đệm, vùng an toàn là rất quan trọng trước khi lập kế hoạch tiêm chủng tại vùng dịch.

Đồng thời ưu tiên tiêm phòng cho các nhóm dễ bị tử vong và diễn biến nặng nếu mắc Covid-19. Ngoài ra, các nhóm lao động thiết yếu, người lao động chính, các nhóm dân số hoặc khu vực có đóng góp kinh tế lớn cũng cần được ưu tiên tiêm phòng nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh trong khu vực nhà máy, hạn chế sự đứt gãy của các chuỗi sản xuất. Nhà máy sẽ chỉ an toàn khi toàn thể công nhân được tiêm chủng và có sự quản lý đối tượng đến từ các cộng đồng nguy cơ.

Với những nỗ lực như hiện tại, chiến lược tiêm chủng vaccine phòng  Covid-19 tại Việt Nam sẽ dần bảo đảm số liều tiêm, bảo đảm tiến độ. Tuy nhiên, chúng ta cần sự linh hoạt để điều chỉnh các quyết định kịp thời dựa trên bằng chứng. Chẳng hạn, phân nhóm, phân cụm đối tượng, tiêm phối hợp các vaccine thế nào để bảo đảm tiến độ và độ bao phủ cao nhất.

Những vướng mắc trong thời gian qua của hệ thống cần chấn chỉnh sớm và cần sự cam kết mạnh mẽ hơn từ phía chính quyền địa phương trong công tác triển khai. Cần có một kế hoạch tiêm chủng tổng thể để mỗi đợt vaccine về chỉ việc tổ chức tiêm chứ không cần làm lại các kế hoạch.

Hiện tại, hệ thống dây chuyền lạnh của tiêm chủng mở rộng cũng đã cũ, khá nhiều tủ lạnh đã dùng hơn 10 năm. Nhiều tỉnh vẫn có tâm lý lệ thuộc vào sự cung cấp của chương trình quốc gia dẫn tới sự thiếu chủ động trong hệ thống bảo quản vaccine. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ tiêm chủng khi số lượng vaccine chuyển về tỉnh còn bao gồm cả vaccine dùng trong tiêm chủng thông thường.

Tuy nhiên, không phải vì tập trung quá mức vào tiêm vaccine Covid-19 mà quên đi hoạt động tiêm chủng thường xuyên để bảo vệ đối tượng trẻ em trước những bệnh lý nguy hiểm khác. Những bệnh lý nguy hiểm khác nếu thiếu vaccine phòng bệnh sẽ tạo ra dịch chồng dịch, dẫn tới rối loạn hệ thống y tế.

Cuối cùng, để chiến dịch tiêm chủng thành công, sự đồng thuận và ủng hộ từ toàn thể người dân là điều kiện tiên quyết. Ngoài việc vẫn phải bảo đảm thực hiện 5K, việc cung cấp thông tin chuẩn xác về tình trạng sức khỏe và đối tượng tiêm chủng giúp cho các cơ quan chức năng tính toán và lập kế hoạch sát nhất cho chiến dịch. Khi đến lượt đi tiêm, tuân thủ đúng các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch và thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà theo đúng hướng dẫn cũng là những đóng góp cho sự thành công chung của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử này. (Nhân dân, trang 8)

 

Chung tay hỗ trợ TP Hồ Chí Minh vượt qua đại dịch

Tận dụng những ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16), TP Hồ Chí Minh dồn toàn lực để sớm khống chế, đẩy lùi đợt dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trong “cuộc chiến” này, cả nước chung tay với mong muốn thành phố vượt qua đại dịch, sớm trở lại cuộc sống bình thường mới…

Ngày 3/7, nhận lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã cử Đoàn công tác tăng cường phòng, chống dịch cho TP Hồ Chí Minh. Đoàn công tác khẩn trương chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm và hóa chất với hai máy tách chiết tự động và hai máy RT – PCR. Đúng 22 giờ 30 phút ngày 4/7, Đoàn công tác đã có mặt tại Chi nhánh phía nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, trên địa bàn quận 10, TP Hồ Chí Minh để triển khai nhiệm vụ.

Bác sĩ chuyên khoa II (BS CKII) Hoàng Đức Hậu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu – Điều trị kỹ thuật cao, Viện Y sinh Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) cũng là Trưởng đoàn chi viện vào TP Hồ Chí Minh lần này chia sẻ: “Với tinh thần chống dịch như chống giặc, chúng tôi nhận thức, đây là một nhiệm vụ cao cả của người lính. Tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn triển khai lắp đặt ngay trang thiết bị, máy móc và báo cáo về năng lực xét nghiệm với công suất 800 mẫu đơn/ngày và sẵn sàng nhận mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”. Đúng 17 giờ ngày 5/7, cơ sở xét nghiệm tại Chi nhánh phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, đã nhận 1.203 mẫu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) chuyển đến.

Cán bộ, nhân viên tổ chức xét nghiệm xuyên đêm, phát hiện 30 mẫu dương tính ngay trong ngày đầu. Bác sĩ Hậu cho biết thêm, Đoàn công tác đã triển khai một Phòng xét nghiệm sinh học phân tử tại Chi nhánh phía nam và một xe labo xét nghiệm hiện đại do Liên bang Nga tài trợ, công suất xét nghiệm hiện tại là 1.200 mẫu đơn/1 ngày và trả kết quả xét nghiệm sau 24 giờ. Đoàn công tác nhận 5.376 mẫu, tương đương 50.618 lượt người, đã xét nghiệm xong 5.140 mẫu, phát hiện 231 mẫu dương tính và báo cáo ngay cho HCDC để tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch tiếp theo”…

Trong những ngày qua, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận… đã đưa lực lượng tình nguyện vào hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch. Hàng nghìn nhân viên y tế, kỹ thuật viên đã và đang vào nam để góp thêm sức mạnh giúp thành phố vượt qua khó khăn. Cùng thời điểm này, lực lượng y tế từ các bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh… luôn sẵn sàng hỗ trợ cho thành phố từ công tác lấy mẫu xét nghiệm cho đến việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện dã chiến.

Sáng chủ nhật đầu tiên từ ngày TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tại cổng Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 52 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh tiếp tục lên đường chi viện cho các bệnh viện trên địa bàn. Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại thành phố, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh nhiều lần điều động lực lượng y tế hỗ trợ. Những bước chân lặng lẽ đi theo mệnh lệnh của trái tim, luôn sẵn sàng ra nơi “chiến tuyến” để thành phố sẽ sớm “thức dậy những nguồn vui”.

ThS Trần Tấn Tài, Phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi mong rằng nơi đầu sóng ngọn gió, những chiến sĩ áo trắng sẽ giữ được ngọn lửa niềm tin trong mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử sáu đội tình nguyện với hàng trăm nhân viên y tế lên đường hỗ trợ tại các bệnh viện dã chiến trên địa bàn. Chuyến đi nào, dù xa hay gần, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy luôn mang trong mình trái tim đầy nhiệt huyết, một tinh thần lạc quan.

Điều dưỡng Trương Thị Diệu Kỳ, khoa Tiết niệu chia sẻ, đây là lần đầu chị đăng ký tham gia đội tình nguyện tại bệnh viện điều trị Covid-19 Bình Chánh. Khi quyết định tham gia đội tình nguyện, chị được lãnh đạo khoa, đồng nghiệp và gia đình động viên rất nhiều. “Tôi sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ được phân công, góp phần nhỏ bé cùng thành phố vượt qua đại dịch lần này”, chị Trương Thị Diệu Kỳ nói.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoài Nam cho biết, thành phố đang huy động 12.492 người cho cả ba mũi chiến lược gồm điều tra truy vết trong cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện. Trong đó, hơn 36% là nhân lực điều trị, 53% tham gia lấy mẫu xét nghiệm, còn lại là nhân viên phục vụ điều tra truy vết.

Hiện, lực lượng chính là y, bác sĩ từ các đơn vị của thành phố, các bệnh viện Trung ương trên địa bàn là 2.014 người. Thành phố nhận được sự hỗ trợ nhân lực từ lực lượng quân đội, công an, đoàn thanh niên. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sẽ huy động 10.000 cán bộ, nhân viên y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch…

Với thông điệp “Chia sẻ yêu thương – Chung tay đánh bay Covid”, mấy ngày qua, hàng nghìn thùng nước mắm, lương thực đã được người dân tỉnh Bình Thuận đóng gói cẩn thận vận chuyển vào hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh. Sau khi Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An phát động tuần lễ “Vì thành phố mang tên Bác”, người dân khắp 21 huyện, thành phố, thị xã chung tay góp sức, người vài ba ký lạc, người dăm trái bầu,… gửi vào hỗ trợ đồng bào TP Hồ Chí Minh. Từ Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Định đã gửi vào ủng hộ TP Hồ Chí Minh hai tỷ đồng.

Trong thư gửi kèm, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, Hồ Quốc Dũng, chia sẻ: “Chung sức, góp phần hỗ trợ TP Hồ Chí Minh trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc” lần này, hai tỷ đồng là số tiền không lớn nhưng có ý nghĩa động viên để thành phố vượt qua dịch bệnh, sớm trở lại cuộc sống bình thường mới”. Người dân khắp các địa phương ngoài hỗ trợ tiền mặt còn gửi về hàng tấn nông sản, rau củ quả để động viên, hỗ trợ đồng bào tại TP Hồ Chí Minh đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Tô Thị Bích Châu cho biết: Trong khó khăn, tình cảm của nhân dân cả nước dành cho thành phố một lần nữa khẳng định truyền thống đoàn kết quý báu, tương thân tương ái của dân tộc ta. Tình cảm đó là nguồn động viên để nhân dân thành phố thêm quyết tâm sớm đẩy lùi dịch bệnh và tiếp tục phát triển đi lên…

Ngày 14/7, nhiều tỉnh, thành phố đã cử cán bộ y tế lên đường chi viện TP Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19. Cụ thể: Tỉnh Phú Thọ cử đoàn cán bộ y tế gồm 52 y, bác sĩ, kỹ thuật viên; TP Hải Phòng cử 14 bác sĩ, 100 điều dưỡng; Tỉnh Thừa Thiên Huế cử 127 cán bộ, y, bác sĩ, sinh viên năm cuối Trường đại học Y Dược (Đại học Huế); Tỉnh Nam Định cử bảy bác sĩ, 30 điều dưỡng viên và năm kỹ thuật viên. Các cán bộ y tế đều đã được tập huấn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, kỹ năng… trong xử trí, điều trị bệnh nhân Covid-19. (Nhân dân, trang 3)

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 5: “Hàng ngàn nhân lực y tế chi viện các tỉnh phía Nam chống dịch”

 

Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi

Pfizer cam kết bảo đảm cung ứng 20 triệu liều vaccine cho Việt Nam để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi trong quý IV/2021.

Sáng ngày 14/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với ông John Paul Pullicino – Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế đã thoả thuận, đàm phán ban đầu với Pfizer về việc cung ứng, bổ sung cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm chủng cho trẻ em từ 12 -18 tuổi. Việt Nam hiện có khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi này.

Phía Pfizer cam kết bảo đảm cung ứng 20 triệu liều vaccine này trong quý IV/2021 để Việt Nam kịp thời triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đánh giá đây là tín hiệu tốt trong tình hình hiện nay.

Thông tin từ cuộc họp cũng cho biết, Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vaccine Covid-19 trong tháng 7; 3,4 triệu liều trong 2 tháng 8 và 9. Tiếp đó, khoảng 27 triệu liều vaccine còn lại sẽ được cung ứng trong quý IV/2021.

Như vậy, cùng với 20 triệu liều vaccine Covid-19 bổ sung để tiêm cho trẻ em, tổng cộng trong quý IV/2021, Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam.

Với lượng vaccine Covid-19 cung ứng nhiều trong quý IV rất lớn, Bộ Y tế đề nghị Pfizer sớm cung ứng đủ 31 triệu liều vaccine trong hợp đồng đã ký kết ngay trong quý III/2021 để đáp ứng nhu cầu hiện nay, đồng thời giảm tải cho công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 trong quý IV/2021.

Pfizer cam kết cung ứng bổ sung 20 triệu liều vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi -0

Cũng tại cuộc họp, hai bên đã trao đổi về dự kiến kế hoạch cung ứng vaccine Covid-19 của Pfizer trong năm 2022 và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam hoặc đặt nhà máy sản xuất vaccine Covid-19 tại Việt Nam.

Đại diện Pfizer cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm có vaccine Covid-19 ưu tiên cung ứng cho Việt Nam trong bối cảnh khan hiếm vaccine trên toàn cầu theo đúng tiến độ trong thoả thuận đã ký kết; tiếp tục nghiên cứu về sử dụng vaccine Covid-19 cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn và phụ nữ có thai.

Hai bên cũng phối hợp chặt chẽ trong việc bảo đảm vaccine Covid-19 được sử dụng hiệu quả nhất tại Việt Nam.

Pfizer sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất của Bộ Y tế trong chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 hoặc đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và phản hồi thông tin trong thời gian sớm nhất. (Nhân dân, trang 8)

Cùng chủ đề Báo Thanh niên, trang 5: “VN mua thêm 20 liều vắc xin Pfizer cho lứa tuổi 12-18”; Cùng chủ đề Báo Hà Nội mới, trang 7: “Pfizer cam kết cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em 12-18 tuổi”

 

Ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, bảo đảm lưu thông hàng hóa

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để ngăn chặn mầm bệnh lây lan vào Thủ đô, từ sáng 14/7, Công an TP Hà Nội chủ trì, phối hợp các lực lượng chức năng tổ chức chốt kiểm soát tại 22 tuyến đường cửa ngõ và các đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa ra, vào thành phố.

Hoạt động này nhằm kiểm soát người và phương tiện đến Hà Nội, nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh.

Kiểm soát chặt nhưng không gây ùn ứ

Từ 5 giờ ngày 14/7, các lực lượng chức năng đã triển khai lắp đặt hệ thống lều dã chiến để thiết lập chốt kiểm soát tại các tuyến đường cửa ngõ ra, vào Hà Nội. Tại chốt kiểm soát dịch ở Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (huyện Thanh Trì) – tuyến đường huyết mạch ở phía nam Thủ đô, chị Nguyễn Vân Anh, nhân viên Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cùng các đồng nghiệp có mặt từ sớm để  sắp xếp thiết bị y tế, mặc quần áo bảo hộ.

Chị Vân Anh chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi chia thành bốn ca làm việc, mỗi ca kéo dài sáu tiếng. Công việc của nhân viên y tế tại các chốt kiểm soát là đo thân nhiệt, hướng dẫn khai báo y tế cho các lái xe điều khiển phương tiện đi qua chốt”.

Tại các chốt kiểm soát, Cảnh sát giao thông (CSGT) trực tiếp kiểm tra các phương tiện ra, vào thành phố. Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng CSGT số 14 (Phòng CSGT Hà Nội) cho biết, đơn vị đã huy động lực lượng tham gia trực liên tục 24 giờ trong ngày tại chốt kiểm soát Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, kiểm tra toàn bộ lưu lượng phương tiện qua chốt, nhất là phương tiện từ 14 tỉnh, thành phố đang có dịch. Để tránh gây ùn tắc phương tiện, Đội CSGT số 14 phối hợp các điểm chốt chặn trước đó và các đơn vị chức năng ở một số địa phương lân cận để tránh việc kiểm tra trùng lặp, gây ùn ứ giao thông. Phương tiện nào đã được kiểm tra rồi sẽ cho đi qua chốt ngay.

Tại chốt kiểm soát số 5 tại cầu Phù Đổng, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (huyện Gia Lâm), lưu lượng xe từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn… về Hà Nội trong sáng qua rất đông. Đại diện đội CSGT số 7 – đơn vị được phân công làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát số 5 cho biết, lực lượng chức năng không chỉ kiểm tra y tế, mà còn kiểm tra số hành khách trên xe, việc bố trí số ghế ngồi bảo đảm khoảng cách, đeo khẩu trang…

Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết người dân từ các tỉnh, thành phố về đều có giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 âm tính. Nhiều xe khách, xe chở người lao động đã thực hiện khai báo y tế, cho nên công tác kiểm tra, kiểm soát tại chốt được triển khai nhanh gọn hơn. Qua ngày đầu tiên tổ chức, hầu hết người dân đều chấp hành tốt, thực hiện theo sự kiểm tra, hướng dẫn của lực lượng chức năng.

Xét nghiệm nhanh những trường hợp nghi ngờ

Trong sáng 14/7, các lái xe đi qua các chốt kiểm soát đều được lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Nhiều lái xe được yêu cầu lấy mẫu để test nhanh tại chỗ. Lái xe B.V.T (ở TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) cho biết, việc đo thân nhiệt và lấy mẫu test nhanh diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng hơn một phút. Một số trường hợp đã được CSGT yêu cầu quay đầu xe vì có yếu tố dịch tễ nguy hiểm, như lái xe N.V.B (quê Hà Tĩnh) lái xe đưa công nhân của Tập đoàn Trường Hải THACO từ Quảng Nam ra Hà Nội đã được yêu cầu quay trở lại, do không bảo đảm quy định phòng, chống dịch. “Mặc dù phải quay đầu xe, ảnh hưởng đến công việc, nhưng tôi vui vẻ chấp hành ngay vì đây là quy định để phòng, chống dịch”, lái xe B chia sẻ.

Để ngăn chặn trường hợp nhiễm bệnh vào địa bàn Hà Nội, những trường hợp nghi ngờ sẽ được cán bộ, nhân viên y tế xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay tại chỗ, nhận kết quả sau 20 đến 30 phút. Anh Nguyễn Huy Tuấn (SN 1994, ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đi sang Hà Nội trên tuyến đường đê Bát Tràng. Đến điểm chốt kiểm soát số 6 tại xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) thì được yêu cầu dừng xe. Khi nhân viên y tế đo nhiệt độ của anh, thấy cao hơn 370 C đã ngay lập tức đưa anh vào khu vực riêng để lấy mẫu xét nghiệm test nhanh Covid-19.

Phó Đội trưởng CSGT số 4 Trần Tuấn Ngọc cho biết, hầu hết các lái xe qua điểm chốt này đều thực hiện nghiêm sự điều hành của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, do tuyến đường đê hẹp, lại hai chiều xe cộ đi lại khá đông, cho nên lực lượng chức năng liên tục điều tiết, hướng dẫn, phân luồng giao thông để không gây ùn ứ. Trong sáng 14/7, lực lượng chức năng phát hiện ba trường hợp sốt nhẹ, đã tiến hành lấy mẫu test nhanh và có kết quả âm tính. Tuy nhiên, cả ba trường hợp này đều được yêu cầu quay đầu xe trở về, không được phép đi vào thành phố.

Không chỉ kiểm soát người và phương tiện vào thành phố trên các tuyến đường bộ, từ 6 giờ ngày 14/7, Đội Thanh tra giao thông đường thủy nội địa (Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội) huy động toàn bộ quân số cùng chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng có mặt tại các bến thủy nội địa (bến đò, bến phà) trên địa bàn thành phố để làm nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện lưu thông qua sông. Các đơn vị tập trung lực lượng kiểm tra, kiểm soát các bến đò chở khách ngang sông tiếp giáp với các tỉnh: Hưng Yên và Bắc Giang tại khu vực bến Đại Gia, Vườn Chuối (huyện Phú Xuyên); bến đò Vạn Phúc, Chương Dương, An Cảnh, Thống Nhất (huyện Thường Tín), bến đò Mom (huyện Sóc Sơn).

Lực lượng chức năng đo thân nhiệt, yêu cầu hành khách khai báo y tế, tuyên truyền nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đội trưởng Thanh tra giao thông đường thủy nội địa Bùi Ngọc Tân cho biết, trong ngày đầu ra quân, hầu hết các chủ bến và hành khách đều chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch.

Lực lượng chức năng đã nhắc nhở, yêu cầu các chủ bến phải ghi tên, địa chỉ tất cả hành khách, kèm với số điện thoại để thực hiện truy vết khi cần thiết. Các chủ đò trang bị đầy đủ áo phao, bố trí ngồi giãn cách, tăng chuyến nếu lượng khách đi đò quá đông, không bảo đảm yêu cầu về khoảng cách. Lực lượng thanh tra giao thông vận tải đường thủy nội địa tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các lực lượng chức năng đều được quán triệt là làm việc với tinh thần linh hoạt, không gây khó dễ, “ngăn sông cấm chợ”, để khi người dân đi vào địa bàn Hà Nội đã có đủ những điều kiện theo quy định. Công tác kiểm soát tại các chốt vất vả, nhiều tình huống phức tạp phát sinh, cho nên các đơn vị vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để có thể đưa ra được cách làm hay nhất, giảm phiền hà cho người dân, nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng, chống dịch và lưu thông hàng hóa. (Nhân dân, trang 5)

 

Ngăn chặn dịch lây lan ở đồng bằng sông Cửu Long

Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nâng mức độ thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội, siết chặt kiểm soát để phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế chi viện lực lượng đến Đồng Tháp và Vĩnh Long hỗ trợ chống dịch, cùng nhiều giải pháp quyết liệt của các địa phương để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong thời gian tới.

Lây lan nhanh, phức tạp

Tính đến 18 giờ  ngày 14/7, đồng bằng sông Cửu Long có hơn 2.100 ca mắc, nghi mắc Covid-19 trong cộng đồng sau hơn ba tuần bùng phát. Một số tỉnh xuất hiện ca dương tính khá muộn như Đồng Tháp, Vĩnh Long… nhưng tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng rất nhanh.

Điển hình, tại tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 784 ca mắc Covid-19, với 17 trường hợp tử vong có liên quan đến Covid-19, cao nhất vùng. Ổ dịch đầu tiên bùng phát tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc ngày 24/6 khi một bệnh nhân điều trị nội trú 10 ngày tại đây dương tính với SARS-CoV-2 do nguồn lây từ một người thân đến thăm nuôi.

Ổ dịch này lây lan nhanh và dẫn đến nhiều chùm ca bệnh trong cộng đồng.  Ngoài ra, 90 ca mắc mới liên quan Công ty thủy sản Phát Tiến ở xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh đang được cách ly tại khu điều trị tại Trường cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp cũng khá phức tạp. Những ngày qua, Đồng Tháp liên tục phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 tại các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, khu cách ly tập trung, khu vực chợ.

Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, đến 18 giờ ngày 14/7, trên địa bàn có 219 ca nhiễm, trong đó có 198 ca nhiễm trong cộng đồng. Đáng chú ý, ổ dịch từ Công ty Tỷ Xuân, Khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ đã ghi nhận 152 ca nhiễm. Khu công nghiệp Hòa Phú có số lượng hơn 32.000 công nhân đang làm việc, thì trong đó Công ty TNHH Tỷ Xuân có đến 22.000 lao động. Toàn bộ công nhân tại khu công nghiệp này đang được lấy mẫu xét nghiệm để truy vết và dập dịch.

Dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh An Giang lây lan và bùng phát nhanh chóng từ nguồn lây của tài xế Ng.V.M., sinh năm 1987 (ngụ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), chở hàng từ chợ đầu mối Bình Điền, TP Hồ Chí Minh về giao hàng tại Khu công nghiệp Bình Long, huyện Châu Phú nhưng qua chốt kiểm soát dịch vào tỉnh khai không đúng lịch trình. Trong khi đang chờ kết quả test nhanh Covid-19 thì M. tiếp tục lái xe đi giao hàng.

Sau đó, M. bị lực lượng chức năng cưỡng chế đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đến hết ngày 14/7, An Giang ghi nhận tổng số 135 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 96 ca trong cộng đồng.

Tại TP Cần Thơ, diễn biến dịch khá phức tạp. Ca mắc trong cộng đồng là bà Ph.T.T., một tiểu thương buôn bán tại chợ đầu mối Tân An, quận Ninh Kiều, tiếp xúc với rất nhiều người trong nhiều ngày.

Qua điều tra dịch tễ và các biện pháp truy vết nhanh, cơ quan chức năng đã liên tục phong tỏa chợ đầu mối Tân An, khách sạn Ninh Kiều Riverside, nhiều khu vực tại các phường An Hòa, Xuân Khánh (quận Ninh Kiều), 7 khu vực của phường Hưng Phú, các khu dân cư phường Phú Thứ (quận Cái Răng) và đóng cửa toàn bộ chợ truyền thống trong thời gian giãn cách xã hội. Tổng số ca nhiễm của TP Cần Thơ đến  18 giờ ngày 14/7 là 24 ca.

Chống dịch là ưu tiên hàng đầu

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. UBND tỉnh An Giang đã thành lập hai tổ phản ứng nhanh, sẵn sàng ứng phó khi xảy ra ổ dịch. Công an tỉnh An Giang thành lập đội truy vết nhanh với hơn 184 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ công tác truy vết khoanh vùng F1, F2, F3. Tỉnh An Giang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày từ 0 giờ ngày 15/7 đối với 9 trong số 11 huyện, thị xã, thành phố.

Từ 0 giờ ngày 12/7, TP Cần Thơ đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở hai quận Ninh Kiều và Cái Răng, để đẩy mạnh các biện pháp truy vết và dập dịch đang bùng phát từ ổ dịch tại chợ đầu mối Tân An, quận Ninh Kiều. Nhiều chốt kiểm soát tiếp tục được lập tại các tuyến đường, giao lộ tiếp giáp giữa địa bàn các quận giáp ranh như Bình Thủy – Ninh Kiều và Cái Răng – Ninh Kiều. UBND quận Ninh Kiều đang chuẩn bị các phương án để tiến hành test Covid-19 cho toàn bộ 285.000 người dân trên địa bàn.

Để khoanh vùng, tập trung dập dịch, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long tận dụng các cơ sở cũ, còn trống, chưa sử dụng hết công suất để thành lập bệnh viện dã chiến sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân Covid-19, đồng thời giảm  quá tải cho Bệnh viện Phổi và Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Tất cả các huyện trong tỉnh cũng khảo sát chọn một số cơ sở đủ điều kiện để thành lập bệnh viện dã chiến, ứng phó với những tình huống cần thiết. Từ ngày 13/7, tỉnh Vĩnh Long chính thức giãn cách xã hội ở  5 trong số 8 địa phương.

Đồng Tháp đang xây dựng trung tâm hồi sức tích cực 50 giường, đầu tư bốn máy xét nghiệm tại TP Cao Lãnh và TP Sa Đéc, dự trữ được 100 nghìn bệnh phẩm kèm theo các thiết bị phụ trợ.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Đoàn Tấn Bửu, trong trường hợp dịch bệnh trên địa bàn tiếp tục tăng nhanh, tỉnh sẽ cho các trường hợp F1 được cách ly tại nhà, F0 phải được chuyển viện ở các đơn vị đủ điều kiện, đồng thời phân tầng theo dạng bệnh không có triệu chứng, bệnh nặng để quản lý F0 nhằm không để tập trung nhiều ca bệnh nặng tại một bệnh viện. Tỉnh đã chuẩn bị nhiều kịch bản, phương án  và quán triệt người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lan rộng trên địa bàn quản lý.

Hiện Đồng Tháp đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên phạm vi toàn tỉnh, đồng thời siết chặt kiểm soát người và phương tiện từ bên ngoài đi vào để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.

Từ ngày 14/7 đoàn chi viện 54 người, gồm: 10 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên xét nghiệm từ tỉnh Bắc Giang đến Đồng Tháp hỗ trợ công tác chống dịch; ủng hộ hai máy HFNC và 30 máy đo Sp02 cầm tay, trang thiết bị và vật tư phòng hộ cá nhân.

Cần Thơ vừa cử 98 cán bộ, sinh viên của Trường đại học Y dược Cần Thơ đến tỉnh Vĩnh Long thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và truy vết ổ dịch trong Khu Công nghiệp Hòa Phú. (Nhân dân, trang 7)

Cùng chủ đề Báo Gia đình & Xã hội, trang 1: “Dịch Covid-19: Tuân thủ và thích ứng – liều ‘vaccine’ không thể thiếu”

 

Để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả hơn

Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, TPHCM đang trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tuần đầu giãn cách đã cho thấy còn có sự lúng túng ở một số khâu.  PV Báo SGGP đã ghi nhận nhiều ý kiến chuyên gia, người dân TPHCM. Hầu hết ý kiến đều cho rằng, cần điều chỉnh một cách hợp lý nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất trên các mặt trận để sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Ông HUỲNH THẾ DU, Đại học Fulbright Việt Nam:

Đảm bảo dòng chảy thị trường thông suốt

Một việc rất quan trọng hiện nay với TPHCM là đảm bảo dòng chảy thị trường được thông suốt nhất có thể. Việc đóng cửa các chợ, nhất là chợ đầu mối tác động ngay đến toàn xã hội, trong đó, những đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng nhiều nhất. Phía cung, nông sản (nhất là rau củ quả) không tiêu thụ được thì những hộ nông dân nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất. Phía cầu, nguồn cung khan hiếm, giá cả tăng thì chi phí cho hàng hóa thiết yếu tăng lên ăn vào nguồn thu nhập vốn dĩ còm cõi hơn của các hộ khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh.

Với tình hình hiện tại, gần như chắc chắn sẽ có các ca mắc Covid-19 mới xuất hiện tại các chợ khi mở cửa. Tuy nhiên, nền kinh tế TP và hàng triệu người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu theo chiến lược cứ có ca mắc Covid-19 là đóng cửa toàn bộ chợ, nhất là chợ đầu mối. Do vậy, giải pháp với các chợ có lẽ chỉ nên khoanh vùng nơi có ca mắc Covid-19, những nơi khác vẫn được hoạt động bình thường, đặc biệt là chợ đầu mối. Cách này đã áp dụng khá hữu hiệu tại nhiều nơi trên thế giới. Thêm vào đó, TP có thể xem xét cho người dân bán hàng lưu động với điều kiện được tiêm vaccine, đảm bảo giãn cách và phòng dịch. Nên ưu tiên cho những hộ khó khăn (người buôn thúng, bán bưng) thay vì chỉ tập trung vào các đơn vị chính thức.

Luật sư NGÔ VIỆT BẮC, Trưởng Văn phòng Luật sư Sài Gòn Tây Nguyên, Đoàn Luật sư TPHCM:

Định hướng thông tin phải đi trước một bước

Hiện có rất nhiều luồng thông tin không chính xác, chưa kiểm chứng truyền nhau trên không gian mạng. Những thông tin này ảnh hưởng tiêu cực đến người tiếp nhận, tạo tâm lý hoang mang, sợ hãi. 2 ngày nay, thông tin về “thiết quân luật TPHCM” tràn ngập mạng xã hội khiến không ít người tìm mọi cách thu gom hàng hóa, tích trữ nhu yếu phẩm và trang thiết bị bảo hộ, phòng chống dịch như thuốc chữa bệnh, đồ bảo hộ y tế, máy thở, bình ôxy… tạo ra sự khan hiếm trên thị trường, đẩy giá cả hàng hóa tăng chóng mặt. Điều này tạo nên sự bất ổn chung cho xã hội.

Cũng không loại trừ có ai đó đứng sau tạo ra các thông tin này, tạo ra sự khan hiếm giả trên thị trường nhằm tăng giá cả các mặt hàng, vật dụng thiết yếu, qua đó để trục lợi. Là người dân, chúng ta cần bình tĩnh phối hợp với chính quyền sở tại, tiếp cận các thông tin chính thống để tránh tâm lý hoang mang, sợ hãi. Cần khẳng định rằng mọi quyết sách của chính quyền TPHCM đều vì nhân dân và phục vụ nhân dân. Điều cần thiết đối với người dân lúc này là họ cần tiếp cận thông tin về tình hình dịch bệnh chính xác, minh bạch, công khai, kịp thời thông qua kênh báo chí chính thống, uy tín; tránh tình trạng thông tin thiếu chính xác, bị lợi dụng, trở thành thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Những ngày dịch bệnh, mặt trận thông tin không thể thua kém các mặt trận khác.

Vấn đề đặt ra trong công tác điều hành của TPHCM là phải đi trước một bước trong định hướng thông tin. Không thể cứ để thông tin xấu độc lan ra trên mạng xã hội thì chúng ta mới bác bỏ, mà phải có sự chuẩn bị thông tin từ trước, định hướng và đưa ra dư luận minh bạch, nhanh chóng. Có như thế mới an lòng dân, đánh tan những thông tin xấu độc.

Bà NGUYỄN NGỌC HƯỜNG phường Tân Thuận Đông, quận 7, TPHCM:

Sớm cho chủ động test nhanh Covid-19

Ngay từ đợt dịch Covid-19 thứ nhất, công tác xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế và các cơ quan liên quan quan tâm. Một loạt các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân vào cuộc nghiên cứu và rầm rộ thông tin trên truyền thông về việc Việt Nam đã sản xuất thành công kit xét nghiệm SARS-CoV-2 đáp ứng nhu cầu xét nghiệm trong nước, thậm chí đã có đơn vị xuất khẩu. Chưa kể, hệ thống kinh doanh trang thiết bị y tế vẫn đều đặn nhập khẩu từ các nguồn như Ấn Độ, Hàn Quốc… Bằng sự nỗ lực của hệ thống chính trị, đợt dịch thứ nhất, rồi thứ hai được khống chế, nhu cầu xét nghiệm lắng xuống.

Thế nhưng, với đợt dịch Covid-19 hiện nay tại TPHCM, hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 (RT-PCR) tại các cơ sở y tế quá tải khi ca F0, F1, F2 được truy vết. Cùng với đó, sự điều hành chưa phù hợp của chính quyền một số địa phương khi yêu cầu người lưu thông từ địa phương này qua địa phương kia phải có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 khiến nhu cầu xét nghiệm tăng đột biến. Truyền thông, mạng xã hội đưa hình ảnh người dân đến các cơ sở y tế xin xét nghiệm Covid-19 hình tạo ra hình ảnh gây nhức nhối xã hội.

Để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng, Bộ Y tế đã cho thực hiện phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 (test nhanh). Xét nghiệm này tìm kháng thể kháng virus trong máu, xác định người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus không. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh. Từ đó, mạng lưới bán test nhanh, hội nhóm kinh doanh “chui” tràn lan trên mạng xã hội.

Dù nhận định diễn biến dịch và thị trường có nhu cầu về test nhanh, nhưng nhiều doanh nghiệp trang thiết bị y tế đều lắc đầu khi đề cập đặt hàng doanh nghiệp trong nước hay nhập khẩu khi dụng cụ này đã phổ biến ở các nước. Sự tiếp cận của người dân, doanh nghiệp để test nhanh Covid-19 rất khó khăn. Trong khi đây là một kỹ thuật xét nghiệm đơn giản và người dân có thể thực hiện tại nhà. Test nhanh Covid-19 thuộc nhóm trang thiết bị y tế, không quá khắt khe về tiêu chuẩn kiểm duyệt. Vì vậy, Bộ Y tế cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu để phân phối test nhanh Covid-19 rộng rãi, công bố tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn để người dân tự test. Có vậy, người dân sẽ tự sàng lọc, chủ động cách ly, giảm áp lực cho đội ngũ y bác sĩ và các cơ sở y tế, tiến tới sớm chống chế dịch bệnh. (Sài Gòn giải phóng, trang 3)

 

TPHCM rút ngắn thời gian cách ly điều trị F0

Ngày 14-7, Sở Y tế TPHCM đã có Công văn gửi một số đơn vị trực thuộc về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay. Trong đó cho phép rút ngắn thời gian cách ly tập trung các trường hợp F0 không triệu chứng nếu thỏa các điều kiện bắt buộc.

Nhằm giảm tải cho các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19, Sở Y tế hướng dẫn giảm thời gian cách ly điều trị cho các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng. Người bệnh cam kết chấp hành nghiêm quy định cách ly tại nhà, không ra khỏi phòng trong suốt thời gian cách ly; tự theo dõi sức khỏe và báo cáo tình hình sức khỏe 2 lần/ngày qua ứng dụng khai báo y tế điện tử TPHCM trong suốt quá trình cách ly y tế theo quy định. (Sài Gòn giải phóng, trang 3)

 

Tiếp sức bệnh viện dã chiến

Trong vòng nửa tháng qua, TPHCM đã đưa vào hoạt động nhiều bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19, kể cả chuyển đổi công năng chung cư, nhà tái định cư thành bệnh viện. Hiện TPHCM sẵn sàng phương án 50.000 giường để tiếp nhận, điều trị ca mắc Covid-19. Để hỗ trợ những bệnh viện dã chiến, trong những ngày qua, các y bác sĩ, cán bộ, chiến sĩ đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, vất vả.

Chuyển chung cư thành bệnh viện

Các lô chung cư R1, R2, R3 thuộc khu tái định cư phường An Khánh (TP Thủ Đức) vừa được TPHCM trưng dụng thành Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6, 7, 8, 9, với quy mô hơn 18.000 giường. Tại khu vực Bệnh viện dã chiến số 6, hàng chục nhân viên y tế, quân đội, dân quân tự vệ được điều động khẩn trương triển khai các công tác cải tạo, sửa chữa, dọn dẹp để chuyển công năng chung cư thành nơi điều trị. Hàng chục chuyến xe tải chở các vật tư như khẩu trang, nước khử khuẩn, đồ bảo hộ, máy đo thân nhiệt, máy thở ôxy, thiết bị y tế… liên tục ra vào để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sớm các hạng mục. Nhân viên nhà mạng cũng tốc lực lắp đặt hệ thống đường truyền Internet trong bệnh viện. Đường ống dẫn nước, điện, nơi nghỉ ngơi cho lực lượng dân quân tự vệ cũng đang được gấp rút hoàn thiện.

Bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 6, cho biết, hiện tại đã đưa bệnh nhân F0 vào cách ly tại một số tầng, nhân viên y tế liên tục hoạt động để cung cấp các nhu yếu phẩm đến bệnh nhân.“Cường độ làm việc cao, thời gian gấp rút, chúng tôi ai cũng rất đuối, nhưng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ”, bác sĩ Hoàng nói. Theo bác sĩ Phan Minh Hoàng, các đơn vị phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 6 gồm Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, với tổng nhân lực là 225 người, và dự kiến sẽ còn tăng thêm trong những ngày tới để tiếp nhận 6.000 trường hợp F0.

Trước đó, khu tái định cư thuộc xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cũng đã được chuyển thành bệnh viện dã chiến. Hàng trăm nhân viên y tế đang căng mình ngày đêm để chăm sóc điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, có người đã hơn 3 tuần nay chưa về thăm nhà. Vốn dĩ khu tái định cư nhiều năm không sử dụng, nay chuyển thành bệnh viện nên cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu thốn. Nhưng bằng sự quyết tâm của các cấp, bệnh viện dã chiến đã tiếp nhận hơn 1.800 người bệnh. “Chúng tôi được điều động từ các bệnh viện trong thành phố đến đây với một phương châm duy nhất là cứu sống người bệnh, ngăn chặn dịch. Trong quá trình đó, không ai nề hà gian khó cả”, một bác sĩ của bệnh viện tâm sự.

Cần được tiếp sức

Không chỉ “gồng mình” chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, các y bác sĩ, bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến hiện vẫn đang thiếu thốn trăm bề, từ điện, nước sinh hoạt, trang thiết bị, thuốc men đến nhân lực. Khu chung cư tại Bệnh viện dã chiến số 4 (Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) không có thang máy nên có lúc y bác sĩ phải cõng bệnh nhân lớn tuổi lên các tầng cao. Giường bệnh tại các bệnh viện cũng chưa đủ nên người bệnh lẫn nhân viên y tế phải sử dụng ghế bố để điều trị và nằm nghỉ ngơi.

Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, phụ trách Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2 (chung cư tái định cư tại phường Tân Thới Nhất, quận 12), cho biết, hơn 200 nhân sự vận hành bệnh viện được huy động từ các cơ sở y tế trong TPHCM. Sau hơn 1 tuần đi vào hoạt động, công suất điều trị tại đây đã đạt xấp xỉ 2.500 giường. “Y bác sĩ, điều kiện hạn chế, áp lực rất lớn, cường độ làm việc căng, nhưng chúng tôi quyết tâm khắc phục khó khăn, đảm bảo công tác điều trị người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng cho biết. Còn bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện dã chiến số 3 (TP Thủ Đức), cho biết: “Công suất bệnh viện 3.000 giường với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đến từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Bưu Điện, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Ngay khi tiếp nhận ngày 6-7, cơ sở vất chất không có gì, các căn phòng đều trống trơn. Nhưng với tinh thần tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân, chúng tôi hợp đồng tác chiến chặt chẽ ngay với ban quản lý chung cư, chính quyền địa phương, công an và quân sự gấp rút chuẩn bị từ những thứ nhỏ nhất như kem đánh răng, bàn chải đến giường, gối, đệm…”, bác sĩ Trần Văn Khanh nói. Gần 1 tuần đưa vào hoạt động, Bệnh viện dã chiến số 3 đã vận hành trên 2/3 công suất, thế nhưng đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, hậu cần chưa được bổ sung thêm, trong khi để đáp ứng nhu cầu điều trị cần có 250 – 300 nhân viên y tế và 100 cán bộ chiến sĩ hỗ trợ công tác hậu cần.

Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng của dịch Covid-19, việc phải mở rộng các bệnh viện dã chiến là chẳng đặng đừng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các bệnh viện dã chiến đang “gồng mình” ngày đêm trong sự thiếu thốn, quá tải. Do vậy, ngoài ngành y tế, các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của các ngành, các đơn vị, đặc biệt là thêm sự tiếp sức từ lực lượng công an, quân đội và sự chung tay của toàn xã hội, sàng lọc ca bệnh kỹ càng trước khi chuyển về bệnh viện dã chiến, khắc phục nhanh chóng những hạn chế về cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị như giường, nệm, vật tư tiêu hao… Mặt khác, Bộ Y tế cần có chỉ đạo bổ sung nhân viên y tế cho các bệnh viện dã chiến, huy động hệ thống y tế tư nhân vào cuộc. Và hơn hết là ý thức của người bệnh, cần nghiêm túc phòng chống dịch, có thái độ và tinh thần hợp tác khi được chuyển đến bệnh viện.

Tính đến nay, ngoài 19 bệnh viện dã chiến đã và đang chuẩn bị hoạt động, TPHCM đang thiết lập thêm 5 bệnh viện nữa. Cả 24 bệnh viện này có công suất 44.890 giường. Trước áp lực về lượng bệnh nhân mắc Covid-19 gia tăng, việc triển khai một loạt bệnh viện dã chiến mới sẽ tăng tính chủ động của TPHCM đối với giai đoạn mang tính quyết định của cuộc chiến chống dịch Covid-19. (Sài Gòn giải phóng, trang 1)

 

Ứng dụng thông minh phòng chống dịch

Không chỉ tập đoàn công nghệ lớn, các cá nhân, startup công nghệ thông tin… đã tập trung đưa ra nhiều sáng kiến, sản phẩm công nghệ cụ thể và ứng dụng tức thời nhằm phục vụ người dân, chung tay góp sức phòng chống dịch Covid-19.

Từ cây ATM gạo thông minh

Dịch Covid-19 bùng phát ở TPHCM, không ít người dân gặp khó khăn, nhất là những người nghèo. Cùng với các cây ATM gạo xuất hiện ở nhiều nơi, anh Lê Hải Bình, CEO một công ty công nghệ tại TPHCM cùng nhóm bạn cho ra đời cây ATM gạo thông minh có khả năng nhận diện khuôn mặt, lưu trữ thông tin đám mây, có cả hệ thống thống kê. Cây ATM gạo thông minh có thể nhận diện người nhận gạo, tránh tình trạng ùn ứ tập trung đông người hay một người nhận gạo nhiều lần… nên việc phát gạo được khoa học hơn.

Chỉ vài ngày chuẩn bị, cây ATM gạo thông minh đặt tại 12A đường Núi Thành (phường 13, quận Tân Bình) đã đi vào hoạt động, tặng gạo cho bà con. Nhưng sau đó nhận thấy thực tế, vẫn còn nhiều người “tụ tập” để nhận gạo tại một địa điểm nên nhóm làm cây ATM gạo này ngay lập tức thiết lập tổng đài (028) 77.77.77.88. Với tổng đài này, bà con chỉ cần gọi vào số tổng đài, hệ thống sẽ tự tra cứu dữ liệu và thông báo lịch hẹn với ngày giờ, địa điểm cụ thể để bà con đến nhận gạo mang về.

Ở góc nhìn khác, hai bạn trẻ Trần Thanh Tuấn và Nguyễn Hữu Đạt nhận thấy danh sách do TPHCM cung cấp cho người dân gồm 111 chợ, 106 siêu thị, 2.616 cửa hàng tiện lợi tại TPHCM phục vụ mua sắm nhu yếu phẩm theo Chỉ thị 16 hiển thị bằng bản thống kê Excel, bất tiện trong việc tìm kiếm địa điểm. Hai bạn đã tạo nên trang web https://diembanhangthietyeu.com để số hóa thông tin và định vị bản đồ gần 3.000 địa điểm trên. Người dân chỉ cần mở điện thoại hoặc máy tính, vào trang web trên sẽ biết ngay điểm có thể mua hàng thiết yếu ở gần nhất. Mặc dù thời điểm này việc mua hàng thiết yếu có khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng thực tế ứng dụng này vẫn thiết thực với nhiều người.

Trang web này còn gợi ý người dùng chia sẻ vị trí để hiển thị các cửa hàng gần nhất, tính khoảng cách để gợi ý địa điểm gần nhất, gợi ý lộ trình di chuyển và thời gian di chuyển tới địa điểm mong muốn. Anh Trần Thanh Tuấn bày tỏ: “Tôi chỉ muốn giúp người dân dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm thông tin các địa điểm bán hàng thiết yếu trong thời gian này. Có thể sau thời gian giãn cách trang web này đã hoàn thành sứ mạng hoặc có thể chuyển đổi thành trang cập nhật thông tin các địa điểm từ thiện, cơm miễn phí, nơi trợ giúp người khó khăn…”.

Đến camera soi chiếu, tổng đài Robot Call

Tại chốt kiểm dịch cầu Phú Long (giáp ranh giữa quận 12-TPHCM và tỉnh Bình Dương) đã xuất hiện mô hình kiểm tra giấy tờ “không chạm”, thông qua hệ thống camera. Tại đây, một khay đựng giấy tờ đặt phía trước chốt, người đi qua chốt chỉ cần bỏ giấy tờ cần kiểm tra vào khay, được hệ thống camera quét, ghi nhận… và thông báo trên hệ thống, giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Hệ thống này còn có thiết bị đo thân nhiệt tự động, phía đơn vị phát triển đang chuẩn bị thêm hạ tầng để đưa AI vào hệ thống để đếm số lượng người và phương tiện qua trạm kiểm soát nhằm thực hiện các công tác phát hiện, thống kê.

Đây là sản phẩm thử nghiệm được phát triển từ Phòng Chiến lược và Thị trường thuộc Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) nhằm hạn chế tiếp xúc trực tiếp, an toàn phòng dịch cũng như giảm nhân lực ở các chốt kiểm soát dịch. Nếu thí điểm hiệu quả, đơn vị phát triển sẽ xin phép ứng dụng hệ thống này ở các cửa ngõ ra vào thành phố.

“Robot Call” phòng chống dịch Covid-19 đã được ứng dụng tại Bình Thuận, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội và Nghệ An. Mỗi tỉnh thành ứng dụng có số tổng đài khác nhau như ở Bình Thuận số 0899531199, Nghệ An số 0936837115… Điểm chung của Robot Call là thực hiện các nhiệm vụ: tự động gọi điện tới người dân trong vùng dịch, vùng cách ly hoặc các đối tượng F1, F2  để khảo sát, thu thập và cập nhật nhanh chóng về tình hình sức khỏe, dấu hiệu dịch bệnh. Với những người khai báo chưa rõ ràng, Robot Call sẽ gọi lại để cập nhật thông tin, từ đó lập báo cáo danh sách đối tượng có biểu hiện để gửi cơ quan phòng chống dịch bệnh tỉnh.

Toàn bộ quá trình được thực hiện hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ AI với khả năng thực hiện và xử lý hàng trăm ngàn cuộc gọi mỗi ngày. Robot Call có thể gọi điện và trò chuyện với người nghe, bằng cách ứng dụng công nghệ Text-To-Speech để chuyển văn bản thành giọng nói.

Robot Call là sản phẩm của của startup Vbee, chuyên về AI nhận diện giọng nói. Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bạn trẻ của Vbee đã cùng nhà mạng các tỉnh thành thể hiện mong muốn được triển khai công nghệ phục vụ phòng chống dịch và nhiều tỉnh thành đã mở của đón nhận. (Sài Gòn giải phóng, trang 4)

 

Dịch Covid-19 ở TP.HCM diễn tiến như thế nào?

Từ sáng 14.7, mạng xã hội lan truyền thông tin về việc TP.HCM sẽ đóng cửa toàn thành phố dẫn đến khan hiếm thực phẩm, khiến người dân hoang mang.

Trả lời PV Thanh Niên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức khẳng định, những thông tin đồn đoán về việc TP.HCM giới nghiêm từ ngày 15.7 và kêu gọi người dân tích trữ hàng hóa là sai sự thật, do kẻ xấu đưa ra gây hoang mang dư luận. Ông Đức cho biết, TP.HCM vẫn đang duy trì các biện pháp chống dịch trong Văn bản 2279 ngày 8.7, trong đó đề nghị người dân không ra đường trong các trường hợp không thực sự cần thiết. Lực lượng chức năng các địa phương đã tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt những trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.

Phát hiện nhiều F0 chứng tỏ cách ly có hiệu quả

Tính đến hết ngày 8.7 (trước khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16), TP.HCM có 9.385 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 9.134 ca lây nhiễm cộng đồng và 251 ca nhập cảnh. Thời điểm đó, TP.HCM có 8.877 ca đang điều trị và 20 ca tử vong do Bộ Y tế công bố.

Từ 0 giờ ngày 9.7, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 14.7, tức sau 6 ngày giãn cách xã hội, TP.HCM có thêm 9.737 ca, thêm 11 ca tử vong. Trong đó, số ca nhiễm trong khu cách ly, phong tỏa là 8.062 và 1.674 ca đang điều tra. Như vậy, số ca nhiễm phát hiện sau 6 ngày thực hiện Chỉ thị 16 nhiều hơn so với 18 tháng 10 ngày trước đó cộng lại. Theo Sở Y tế TP, số ca hiện điều trị là 18.313 ca, 251 ca đang thở máy và 7 ca đang cần can thiệp ECMO.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia bệnh truyền nhiễm, với con số phát hiện ca nhiễm cao như vậy, chứng tỏ cách ly (tức thực hiện Chỉ thị 16 – PV) có hiệu quả và bằng biện pháp xét nghiệm phát hiện F0. Nhưng số ca mắc trong khu cách ly, phong tỏa không đáng quan tâm bằng ca mắc ngoài cộng đồng. Do vậy, trong thời gian cộng đồng đang đứng yên thì cần “vét” hết F0 ngoài cộng đồng. Việc này đòi hỏi các quận, huyện tranh thủ làm, nếu không thì khi nới lỏng giãn cách sẽ lây tiếp tục…

Về cách ly, trước khi thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM thực hiện cách ly với 53.423 người, trong đó 14.864 người cách ly tập trung (F1), 38.559 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú. Đến thời điểm hiện tại, TP giảm số người cách ly xuống còn 51.611 người, trong đó 14.586 người cách ly tập trung, 37.025 trường hợp đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú (do một số hết thời gian cách ly, một số khác chuyển thành F0 trong thời gian cách ly). Liên quan đến các ca nhiễm Covid-19, tính đến ngày 9.7, TP.HCM có 1.280 điểm phong tỏa ở TP.Thủ Đức và các quận, huyện.

Các bệnh viện chữa trị Covid-19 nói gì?

Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Bệnh viện dã chiến (BVDC) thu dung điều trị Covid-19 số 4 (H.Bình Chánh) cho biết BV đang thu dung 2.600 ca F0. Về nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, BV tương đối đảm nhận được, và có sự bổ sung, hỗ trợ từ các BV của TP. Đa số F0 là bệnh nhân (BN) không triệu chứng, nhẹ, trang thiết bị thì BV lo được. Vấn đề chính bây giờ là ổn định BN, phục vụ sinh hoạt, ăn uống… vì số lượng BN quá đông.

Theo giám đốc một BVDC tại TP.Thủ Đức (đang điều trị 2.000 ca F0), đã có 50 bác sĩ và 100 điều dưỡng phục vụ tạm ổn, ngoài ra còn có các lực lượng khác hỗ trợ. Nhưng tình hình bây giờ hơi khó khăn vì một số F0 đang bình thường chuyển sang nặng, BVDC thì thiếu máy móc nên vừa vận động, vừa chờ tăng cường thêm để lo cho BN.

Một bác sĩ công tác tại BV điều trị Covid-19 (điều trị BN triệu chứng, nặng tại trung tâm TP.HCM) cho hay, về nhân lực bác sĩ có thể đảm đương được công việc nhưng điều dưỡng thì ít, do điều dưỡng lớn tuổi hoặc bận việc gia đình không tham gia, có điều dưỡng phải choàng ca. Hy vọng có sự chi viện từ các BV trực thuộc T.Ư, các tỉnh thì sẽ đỡ hơn. “Hiện tình trạng BN nhẹ nhưng chuyển nặng khá nhiều nên phải theo dõi sát. Về máy móc, BV có nhiều máy thở không xâm lấn được tài trợ song phụ tùng thì không có, muốn sử dụng phải mua phụ tùng và qua đấu thầu”, bác sĩ này chia sẻ.

Còn theo lãnh đạo một BV điều trị Covid-19 khác thì hiện tại BV đang thiếu máy thở, thiếu monitor, thiếu hệ thống ô xy trung tâm (chỉ dùng ô xy bình không đảm bảo), thiếu xe vận chuyển…

Không thiếu chỗ cho F0

Mấy ngày qua, nhiều người dân phản ánh, họ lo sợ khi người thân là F0 nhưng cơ quan chức năng không đưa đi cách ly, đưa vào BV điều trị kịp thời… Có ca từ khi phát hiện đến lúc đưa đi mất 4 ngày. Phải chăng thiếu chỗ cho F0?

Trước tình hình F0 chưa đưa vào BVDC, BV điều trị Covid-19 kịp thời, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện thành lập khu cách ly tạm cho F0 với quy mô từ 100 – 200 giường để cách ly các trường hợp F0 trong cộng đồng. Trong khoảng thời gian này, các đơn vị cần khẩn trương điều tra dịch tễ, truy vết trước khi chuyển đển các BV thu dung điều trị Covid-19. Lưu ý là cần khai thác kỹ tiền sử bệnh lý, đánh giá tình trạng hiện tại, phân nhóm F0 để chuyển đến các BV thu dung điều trị Covid-19 phù hợp. Đối với các BVDC thu dung điều trị Covid-19, Sở Y tế chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ số giường theo kế hoạch được giao, cập nhật số giường còn trống. Dự trù cơ số thuốc, trang thiết bị y tế hồi sức cấp cứu cơ bản.

Mặt khác, Sở Y tế cũng chỉ đạo các BV đa khoa, chuyên khoa của TP khẩn trương thực hiện BV tách đôi (một nửa điều trị BN Covid-19, một nửa dành cho BN khác) và sẵn sàng thực hiện trong 24 giờ khi có chỉ đạo.

Về vấn đề này, một lãnh đạo Trung tâm y tế TP.Thủ Đức xác nhận, đang tiến hành lập các khu cách ly tạm thời ở các phường để cách ly ca test nhanh dương tính, chờ kết quả RT-PCR theo chỉ đạo của Sở Y tế. Khi có ca F0 nhiều thì F1 cũng tăng theo nên TP.Thủ Đức đã mở rộng khu cách ly ở ký túc xá của các trường đại học trên địa bàn để cách ly F1. Hiện TP.Thủ Đức có trên 2.000 người F1. Còn tại Q.11 cũng đang mở rộng các khu cách ly tập trung ở các trường học, nhằm đáp ứng nhu cầu cách ly F0 tạm thời. Các quận huyện hiện tiến đến phương án cách ly F1, F0 tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế. “Việc cách ly tập trung F1 giảm xuống còn 14 ngày giảm áp lực cho các quận huyện rất nhiều, song song đó cách ly F1 tại nhà, cùng với sự tăng cường nhân sự của các tỉnh, hy vọng sắp tới sẽ bớt áp lực”, lãnh đạo trung tâm y tế trên nhận định.

Về giải pháp thu dung F0 kịp thời, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM cho hay, TP sẽ đưa vào sử dụng 24 BV với quy mô khoảng 45.000 giường (trong đó có 15 BV điều trị Covid-19, 9 BVDC thu dung điều trị F0 không triệu chứng, nhẹ) nên thời gian tới sẽ đưa hết F0 phát hiện qua test nhanh vào BVDC. Song song đó là thí điểm cách ly F0 tại nhà. Tính đến thời điểm hiện tại, có 4 BVDC đang hoạt động và 5 BVDC chuẩn bị hoạt động. Mỗi BVDC Sở Y tế sẽ giao cho từ 1 – 2, thậm chí 3 BV phụ trách, đi kèm theo là nhân sự và tổ chức. Để hoạt động các BVDC, BV điều trị Covid-19 trơn tru, Sở Y tế nhận được chi viện từ Bộ Y tế 1.929 người và của TP hỗ trợ cho các BVDC là 923 người.

Về giải pháp trang thiết bị, ngoài việc huy động các nguồn sẵn có, ngành y tế TP.HCM hướng dẫn các BV mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao… theo hình thức mua sắm khẩn cấp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Trước đó, Sở Y tế cho rằng không thiếu trang thiết bị, máy thở, đặc biệt là ECMO. Ngoài ra, Sở Y tế sẽ thành lập 6 tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm các thành viên từ Sở Y tế và các BV. (Thanh niên, trang 4)

Cùng chủ đề Báo Tiền phong, trang 2: “Ứng phó Đại dịch Covid-19 tại TPHCM: Chặn đầu cơ, gom hàng”; Tuổi trẻ, trang 1: “Pháo đài ‘3 tại chỗ’ chống dịch để sản xuất”; Công an Nhân dân, trang 1: “TP Hồ Chí Minh chay đua với thời gian để dập dịch”

 

Romania sẵn sàng sát cánh với Việt Nam chống lại dịch Covid-19

Chiều 14-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis.

Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Romania đã chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khẳng định coi trọng quan hệ hữu nghị với bề dày lịch sử hơn 70 năm giữa hai nước Việt Nam – Romania; đánh giá cao những phát triển tích cực trong hợp tác song phương thời gian qua, đồng thời khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Romania tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống Romania về những lời chúc mừng tốt đẹp cũng như sự đón tiếp nồng ấm và nhiệt tình mà Tổng thống và Chính phủ Romania đã dành cho đoàn cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Romania tháng 4-2019 với cương vị là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn Romania đã hết sức tích cực ủng hộ, thúc đẩy việc ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) vào tháng 6-2019 trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU của Romania cũng như việc Romania là một trong ba nước thành viên EU đầu tiên phê chuẩn EVIPA. Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng nhận thấy EVFTA bước đầu đã có những tác động tích cực đến hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 vẫn tăng 10%, đạt gần 300 triệu USD.

Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước, nhất trí duy trì và thúc đẩy các cơ chế trao đổi song phương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác trong một số lĩnh vực ưu tiên như kinh tế – thương mại, giáo dục – đào tạo, hợp tác lao động…

Tổng thống Romania bày tỏ ấn tượng về những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, khẳng định Romania sẵn sàng sát cánh cùng Việt Nam trong những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh. Tổng thống Romania thông báo, trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, Chính phủ Romania đã quyết định tặng Việt Nam 100 nghìn liều vắc xin AstraZeneca cũng như sẽ xem xét tích cực việc nhượng lại một lượng vắc xin cho Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn trước những tình cảm quý báu và hỗ trợ kịp thời mà Tổng thống và nhân dân Romania dành cho Việt Nam trong lúc đang gặp nhiều khó khăn, khẳng định, số lượng vắc xin này sẽ góp phần thiết thực vào công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Tổng thống Romania thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp. Tổng thống Romania vui vẻ nhận lời và cũng bày tỏ mong muốn sớm được đón Chủ tịch nước ta sang thăm Romania trong thời gian tới. (Hà Nội mới, trang 1)

Cùng chủ đề Báo Lao động, trang 7: “Việt Nam đẩy mạnh ngoại giao vaccine”; Công an Nhân dân, trang 1: “Romania tặng Việt Nam 100.000 liều vaccine AstraZeneca”

 

Đồng loạt triển khai 22 chốt phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ Thủ đô

Rạng sáng 14-7, đồng loạt các tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Công an thành phố Hà Nội chủ trì đã dựng lều bạt cắm chốt tại 22 vị trí đã được thông báo trước đó.

Có mặt động viên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ từ sáng sớm, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 6h ngày 14-7, 22 chốt kiểm soát người, phương tiện đã đồng loạt được triển khai.

Các chốt trực bao gồm các lực lượng: Công an, quân đội, thanh tra giao thông, y tế, dân phòng của các quận, huyện, thị xã. Công an thành phố sẽ chia làm 4 ca trực mỗi ngày để làm nhiệm vụ.

Theo đúng kế hoạch, các chốt trực sẽ đề nghị người dân về Hà Nội kê khai y tế, đo thân nhiệt; các trường hợp nghi vấn, biển số tỉnh vùng dịch đề nghị quay lại hoặc phải có xét nghiệm âm tính. Các chốt trực sẽ vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch.

Trước đó, trong Công điện ngày 12-7, UBND thành phố Hà Nội giao Công an thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng chức năng triển khai các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, ngõ tắt, đường nhánh, bến thủy nội địa, các bến tàu, bến xe liên tỉnh vào thành phố và tại Cụm cảng hàng không miền Bắc. Các chốt sẽ kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc toàn bộ người từ các địa phương khác trở về Thủ đô, bảo đảm hạn chế tối đa mầm bệnh xâm nhập, nhưng không “ngăn sông, cấm chợ”…

Ghi nhận, rạng sáng 14-7, các chốt kiểm dịch đã được kích hoạt với tinh thần phòng, chống dịch cao nhất. Trung tá Thiều Mạnh Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 5 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, cả 5 chốt trực do đơn vị chủ trì đã được kích hoạt từ 4h cùng ngày. Đến 6h, các lực lượng y tế, quân sự đã có mặt đầy đủ làm nhiệm vụ.

Chị Lương Thị Thêu, cán bộ Trung tâm Y tế quận Long Biên cho biết, đã cùng lực lượng quân đội, công an sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất tại chốt trực trên phố Cổ Linh (quận Long Biên) tiếp giáp với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Theo chị Thêu, người dân từ Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh… về rất chấp hành khai báo y tế và đo thân nhiệt.

Chị Phạm Thị Mai (ở Bắc Ninh) khi được đo thân nhiệt tại chốt trực trên phố Cổ Linh cho biết, rất ý thức và đồng tình cùng lực lượng chức năng phòng, chống dịch từ xa và hiệu quả như cách Hà Nội đang tiến hành.

Tại điểm kiểm soát gầm cầu Thanh Trì, chị Nguyễn Thị Hoa cho biết, hằng ngày vẫn lái ô tô từ huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) sang khu vực nội thành Hà Nội làm việc, bản thân đã 2 lần tiêm vắc xin phòng dịch nhưng luôn ủng hộ việc kiểm soát khép kín phòng, chống dịch khoa học, nghiêm túc như thành lập chốt, khai báo y tế, liên tục tuyên truyền lan tỏa thông điệp “5K” của Bộ Y tế.

Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội khẳng định, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện tại, nắng nóng và mưa dông lúc nào cũng sẵn sàng xuất hiện, các lực lượng làm nhiệm vụ tại 22 chốt trực phòng, chống dịch sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, bám sát vị trí, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Thủ đô và cả nước sớm đẩy lùi dịch Covid-19. (Hà Nội mới, trang 1)

Cùng chủ đề Báo An ninh Thủ đô, trang 4: “Công an Hà Nội: Kiểm soát chặt 22 chốt cửa ngõ Thủ đô, phòng dịch Covid-19”

 

Phát huy vai trò của tổ Covid-19 cộng đồng

Trước nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, các địa phương của Hà Nội tiếp tục giao nhiệm vụ cho các tổ Covid-19 cộng đồng nhằm phát huy vai trò kiểm tra, giám sát, tuyên truyền trong công tác phòng, chống dịch. Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới trong ngày 14-7, các tổ Covid-19 cộng đồng đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để rà soát các trường hợp trở về từ vùng dịch và nhắc nhở người dân ý thức chấp hành thông điệp “5K”, hàng quán tuân thủ nghiêm quy định đóng cửa.

Ghi nhận tại phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cho thấy, 21 tổ Covid-19 cộng đồng của phường thường xuyên hoạt động, rà soát các trường hợp trở về từ vùng dịch từ ngày 23-6 tại 51 tổ dân phố. Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) Nguyễn Hải thông tin, có 82 người từ thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đã được làm xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Các tổ Covid-19 cộng đồng có trách nhiệm giám sát việc cách ly tại nhà những trường hợp này.

Chị Trần Thanh Hà, người dân phường Trung Hòa cho biết, các cán bộ tổ dân phố thường xuyên thông báo diễn biến mới nhất của dịch, đồng thời, rà soát các trường hợp trở về từ vùng dịch nên người dân nắm bắt thông tin rất nhanh, đồng thuận, chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Để người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch, ngoài việc tuyên truyền ngày 3 buổi trên hệ thống loa truyền thanh, loa kéo, phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng) yêu cầu các tổ Covid-19 cộng đồng đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng trở về từ vùng dịch.

Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Lương Vương Quốc Tiến khẳng định, 84 tổ Covid-19 cộng đồng phường phát huy tốt vai trò kiểm tra, rà soát, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch. Đến nay, phường đã xử phạt 32 triệu đồng đối với 24 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Tại huyện Thanh Oai, Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Sáng cho biết, huyện yêu cầu các tổ Covid-19 cộng đồng phối hợp với lực lượng chức năng giám sát việc tuân thủ nghiêm đóng cửa, dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của thành phố. Ngoài ra, huyện dừng hoạt động 266 khu di tích, cơ sở tôn giáo trên địa bàn huyện; 34/34 quán karaoke; 56/56 quán game, internet, phòng gym.

Xác định nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn huyện là rất cao, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Mạnh Huy đã chỉ đạo Công an huyện cùng các xã, thị trấn khẩn trương điều tra, rà soát tất cả những người liên quan đến ca bệnh, ổ dịch, đi về từ vùng dịch để kịp thời cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo quy định. Huyện duy trì hoạt động hiệu quả của 111 tổ Covid-19 cộng đồng, giám sát chặt chẽ các trường hợp liên quan đến ca bệnh, ổ dịch, từ vùng dịch về.

Đặc biệt, các xã, thị trấn thuộc huyện Phú Xuyên duy trì 1-2 tổ kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đến nay, 100% xã, thị trấn đã kiện toàn tổ Covid-19 cộng đồng, với 765 tổ, 1.834 người.

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, giám sát của tổ Covid-19 cộng đồng, các địa phương cũng tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm. Cụ thể, ngày 14-7, UBND quận Đống Đa đã ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với chủ cơ sở kinh doanh tại số 14 phố Đặng Tiến Đông.

Trước đó, khoảng 16h30 ngày 12-7, tổ công tác phường Trung Liệt kiểm tra đột xuất tại cơ sở bi-a ở số 14 phố Đặng Tiến Đông, phát hiện trong quán có 20 người tụ tập chơi bi-a. Tổ công tác đã ra quyết định xử phạt hành chính 20 trường hợp, tổng số tiền 37 triệu đồng.

Trưa 14-7, tại cửa hàng “Cơm Thố Bách Khoa” tại 157 Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng), có rất đông shipper tập trung chờ lấy hàng mang đi. Về vấn đề này, Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng) Lê Khánh Giang cho biết, hằng ngày, lực lượng chức năng của phường 3 lần đi kiểm tra, nhắc nhở dọc các tuyến phố. Phường sẽ xử lý ngay tình trạng các shipper xếp hàng đông đúc. Sau 2 ngày thực hiện quy định cấm hàng quán hoạt động, lực lượng chức năng phường đã xử phạt 8 trường hợp không đeo khẩu trang, 1 trường hợp mở cửa hàng trái quy định, tổng tiền xử phạt là 31 triệu đồng.

UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) cũng giải tỏa các chợ “cóc” trên địa bàn, đồng thời, căng dây, cắm chốt tại 15 sân chơi, vườn hoa để mọi người không tụ tập thể dục, vui chơi; đóng cửa toàn bộ 7 bể bơi, 2 sân bóng. UBND phường đã xử phạt 55 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền phạt 110 triệu đồng và tạm giữ hàng hóa của hơn 10 trường hợp bán hàng rong.

UBND quận Ba Đình cũng khẩn trương, quyết liệt, yêu cầu UBND 14 phường đồng loạt tổ chức đợt cao điểm kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Riêng trong ngày 13-7, trên địa bàn quận có 5 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính vì không đeo khẩu trang với số tiền 9 triệu đồng.

Tính từ ngày 28-4 đến nay, quận Ba Đình đã xử phạt 290 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 483 triệu đồng; xử phạt 41 cơ sở dịch vụ ăn uống không bảo đảm giãn cách phòng, chống dịch với số tiền là 128 triệu đồng. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm nhiều lần sẽ bị tăng mức phạt cao nhất, yêu cầu đóng cửa và xem xét việc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Theo Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng, đến nay, huyện đã xử lý đối với 6 cơ sở kinh doanh vi phạm quy định phòng, chống dịch với số tiền 44 triệu đồng, dừng hoạt động 31 cơ sở; đồng thời, xử phạt 175 người không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 234,5 triệu đồng. (Hà Nội mới, trang 7)

 

Chiến lược mới trong cách ly, điều trị COVID-19

Cuối giờ chiều nay- 13/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc với Bộ phận thường trực phòng, chống dịch của Bộ tại TP Hồ Chí Minh và các chuyên gia để đánh giá diễn biến đợt dịch thứ 4 và thảo luận các nội dung chuyên môn về điều trị, cách ly, xét nghiệm… trên địa bàn Thành phố và một số địa phương khu vực miền Nam.

Giảm thời gian nằm viện với bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng

Qua đó, các chuyên gia đánh giá, biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh và nhiều trong những ngày đầu do việc đào thải mầm bệnh ở nồng độ rất cao.

Vì thế, việc áp dụng các test nhanh để sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp bệnh (F0) là cần thiết và phù hợp với tình hình dịch hiện nay. Thực tế cũng đã được đánh giá, chứng minh qua đợt dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh và hiện tại là với TP. HCM.

Kết quả nghiên cứu của khoảng 20.000 bệnh nhân cho thấy có gần 70% bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng xảy ra sau 7 – 10 ngày từ khi phát hiện dương tính.

Căn cứ diễn biến của nồng độ vi rút và diễn biến lâm sàng, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với bệnh nhân COVID-19, cụ thể:

Với các trường hợp mắc COVID-19 không có triệu chứng đang được chăm sóc, điều trị tại các cơ sở y tế, sẽ xét nghiệm RT-PCR vào ngày thứ 9 và ngày thứ 10.

Nếu 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện và không phải thực hiện cách ly vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị CT>=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.

Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, nếu các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng thì không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

Điều chỉnh thời gian cách ly xuống còn 14 ngày

Về vấn đề cách ly, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Hoa Kỳ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian cách ly xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1.

Tuy nhiên, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly và bàn giao, theo dõi y tế sau cách ly theo quy định.

Tiếp tục tăng cường năng lực điều trị

Về điều trị, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường năng lực điều trị và thiết lập các cơ sở hồi sức tích cực (ICU) tại các bệnh viện điều trị COVID-19.

Bộ Y tế đã cử đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai vào Đồng Nai để thiết lập Trung tâm ICU tại đây để thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khu vực miền Đông Nam bộ. Với miền Tây Nam bộ, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thiết lập Trung tâm ICU để thu dung điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch của khu vực này.

Bộ Y tế lưu ý, với các bệnh nhân nặng, nguy kịch, các cơ sở y tế phải liên hệ ngay Bộ phận thường trực tại TP HCM để có hỗ trợ chuyên môn kịp thời.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã cử đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế vào Đồng Tháp hỗ trợ điều trị và 7 tổ công tác thường trực đặc biệt của Bộ tại các tỉnh miền Nam và miền Trung vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch. (Sức khỏe & Đời sống, trang 1)

Cùng chủ đề Báo Gia đình & Xã hội, trang 2: “Chiến lược mới trong cách ly, điều trọ Covid-19”; Nông thôn ngày nay, trang 4: “Thay đổi lớn chiến lược điều trị, cách ly”

 

Bộ Y tế thông tin về việc tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 khác loại

Theo Bộ Y tế, trường hợp số lượng vắc xin COVID-19 hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.

Ngày 14/7/2021, GS.TS. Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đã bắt đầu triển khai từ ngày 10/7/2021 với mục tiêu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đến hết tháng 4 năm 2022.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vắc xin phòng COVID-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.

Trên cơ sở các vắc xin COVID-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 một số loại vắc xin COVID-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm.

Hiện nay, hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin đều khuyến cáo sử dụng cùng một loại vắc xin phòng COVID-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc xin là rất khó khăn. Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer.

Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng COVID-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Tại Việt Nam, cho đến ngày 14/7/2021, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.

Trong thời gian tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phân bổ các loại vắc xin phòng COVID-19 của AztraZenneca, Pfizer, Morderna, Sinopharm… để tổ chức tiêm chủng theo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu đạt được độ bao phủ vắc xin cho hơn 70% người dân.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng 1 loại vắc xin phòng COVID-19.

Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau: “trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3)

Cùng chủ đề Báo Lao động, trang 1: “Tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 khác nhau có an toàn”; An ninh Thủ đô, trang 6: “Có thể tiêm vaccine Pfizer cho những người đã tiêm 1 mũi AstraZeneca”.

Bài viết liên quan

Điểm báo 03/12/2018

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 07/3/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 14/10/2020

CDC Hà Nam

Để lại bình luận