Nghe kém đột ngột có nguy hiểm?

(CDC Hà Nam)

Nghe kém đột ngột là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Nghe kém đột ngột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, nghe kém thường xảy ra ở một bên tai, điều này có thể làm cho người bệnh không nhận biết được triệu chứng này mà đi khám vì họ vẫn còn nghe được nhờ vào tai còn lại. Do đó, có rất nhiều trường hợp người bệnh đến khám muộn, sẽ làm cho việc điều trị không hiệu quả, dẫn đến di chứng nghe kém không hồi phục.

Di chứng này có ảnh hưởng rất nhiều không những đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội của họ. Ví dụ, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, dễ nỗi giận vì không nghe được những gì mà bạn bè hay người thân nói với mình; hoặc việc đeo máy trợ thính sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mặc cảm, tư ti khi giao tiếp với xã hội…

Làm sao để phát hiện sớm nghe kém đột ngột?

Dấu hiệu thường gặp nhất mà người bệnh cần lưu ý là họ đột ngột bị nghe kém sau khi ngủ dậy vào buổi sáng; hoặc nghe điện thoại, xem ti vi không còn rõ như trước… Một số người bệnh sẽ bị chóng mặt hoặc ù tai đi kèm.

Với những người bị nghe kém đột ngột một bên tai, họ có thể sẽ khó nhận biết được triệu chứng nghe kém ở tai bệnh, vì tai còn lại vẫn nghe bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu gợi ý nghe kém đột ngột:

– Khó nghe hoặc hiểu nhầm ý của được người khác nói chuyện với mình, đặc biệt trong môi trường ồn ào (quán cà phê, ngoài đường…).

– Phải tập trung lắng nghe những gì người khác nói với mình, sự tập trung này làm mình không cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với họ.

– Thường hay nói “Hả?” hoặc kêu người khác lặp lại câu nói của họ.

– Nghe nhạc hoặc xem ti vi với âm lượng lớn so với người khác.

– Ở trẻ em, bé sẽ không phản ứng hay quay đầu lại nhìn khi người khác gọi, nói chuyện lớn hơn bình thường, trả lời không đúng câu hỏi của người hỏi…

– Người bệnh thường hay nói “Hả?” hoặc kêu người khác lặp lại câu nói của họ.

Nghe kém đột ngột là một tình trạng khẩn cấp mà người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được khám và đo sức nghe. Nếu được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sức nghe càng cao.

Theo VTV.vn

Bài viết liên quan

Nhận biết và xử trí khi bị bong gân?

CDC Hà Nam

Nhận biết sớm viêm tắc động mạch, tránh biến chứng

Ngọc Nga

9 cách tự nhiên để làm sạch phổi

CDC Hà Nam

Để lại bình luận