Số bệnh nhân mắc tay chân miệng tăng trên 104 % so với cùng kỳ năm 2023

(CDC Hà Nam)

Trong tuần (từ 1/8 đến hết ngày 7/8/2024),  Hà Nam ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng lâm sàng có địa chỉ tại: xã Liêm Cần – huyện Thanh Liêm; Hiện tại, bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Như vậy, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận 90 trường hợp mắc, tăng 104,54% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, chưa ghi nhận ổ dịch tại nhà trẻ và cộng đồng cũng như chưa có trường hợp biến chứng và tử vong do mắc tay chân miệng. Tay chân miệng là một bệnh lý dễ lây lan nhất là trong giai đoạn chuyển mùa. Đối tượng thường dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ khá yếu. Cha mẹ cần hiểu biết đúng về bệnh để có thể ứng phó kịp thời, kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng nếu không thực sự cần thiết Trẻ bị mắc bệnh cần được cách ly tại nhà để tránh việc lây lan; Theo dõi, quan sát trẻ bị sốt trong vùng dịch bệnh, cần thiết nên đưa trẻ đi cách ly; Vệ sinh nơi ở của người bệnh bằng cách lau phòng, khử khuẩn toàn bộ giường bệnh, phòng bệnh bằng Cloramin B 2%; Xử lý những chất thải, quần áo, khăn trải giường của người bệnh và những dụng cụ chăm sóc được sử dụng lại theo quy trình của phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa; Cần rửa tay kháng khuẩn sau khi thay quần áo, tã hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt,… của người bệnh. Cha mẹ nên hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.

                                                                                                Thanh Huyền

Bài viết liên quan

Thực hiện chủng ngừa vắc-xin COVID-19 theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả

dinh hanh

Vaccine là biện pháp phòng dịch chủ động, hiệu quả nhất, kể cả với biến thể mới Omicron

Ngọc Nga

Phác đồ điều trị Covid -19 khi chuyển sang nhóm B có thay đổi gì?

Ngọc Nga