Tập xử trí một số tai nạn thương tích ở trẻ tại trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Dị vật đường ăn đường thở.

Khi trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức nếu không sẽ bị ngạt thở dẫn đễn tử vong:

Cách 1: Giáo viên ngồi trên ghế hoặc quỳ một chân vuông góc, đặt đầu trẻ trên đầu gối dốc xuống, một tay đỡ ngực trẻ, tay kia vỗ nghẹ 1 – 5 lần giữa hai xương bả vai.

Cách 2: Giáo viên đặt trẻ nằm sấp vắt ngang phần bụng sát cơ hoành lên một cẳng tay hoặc lên đùi người cấp cứu và tay kia vỗ giữa hai xương bả vai 1- 5 lần.

Nếu dị vật bật ra và trẻ hết khó thở, giáo viên cần theo dõi cho đến khi trẻ trở lại bình thường hay tiến hành làm hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến y tê. Nếu dị vật không thoát ra được thì phải lấy ngón tay ngoáy vào miệng trẻ và cố móc dị vật phía sau họng ra. Nên cẩn thận đừng ấn bất cứ cái gì sâu thêm vào họng trẻ.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục sặc: Giáo viên đặt trẻ ngồi vào lòng, một tay đỡ lấy lưng trẻ, tay kia nắm lại thành quả đấm, ngón tay cái nằm trong, ấn mạnh vào trong và lên trên ở điểm giữa rốn và mũi ức 4 lần.

Nếu vẫn không lấy được dị vật, áp miệng mình vào miệng trẻ và thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Điện giật

Giáo viên cần xử lí tại chỗ:

Giáo viên cần cứu trẻ thoát ra khỏi dòng điện bằng cách nhanh chóng ngắt cầu dao (hoặc rút cầu chì), dùng gậy gỗ (tre) khô gỡ dây điện khỏi cơ thể trẻ, hoặc kéo trẻ khỏi nguồn điện tránh truyền sang người cứu, không được dùng tay không, phải đeo gang cao su hoặc quấn ni lông, vải khô; chân đi guốc, dép khô hoặc đứng trên tấm ván khô.

Nếu ngạt thở, tim ngừng đập trong khi chờ y tế đến hoặc trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, giáo viên phải khẩn trương, kiên trì thổi ngạt và xoa bóp tìm ngoài lồng ngực cho tới khi trẻ thở lại (có khi phải làm 3 – 4 giờ mới hồi phục được).

Nếu có vết thương bỏng: Giáo viên cần phủ kín vết thương bằng cách băng khô vết bỏng trước khi chuyển đi.

Đuối nước

Giáo viên cần xử trí tại chỗ:

Giáo viên khi vớt trẻ lên cới nhanh quần áo ướt.

Giáo viên làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu xuống thấp rồi lay mạnh, ép vào lồng ngực để tháo nước ở đường hô hấp ra ngoài. Sau đó lau sạch miệng và tiến hành hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt), xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi trẻ trở lại, tim đập lại.

Khi trẻ bắt đầu thở lại, tim đập lại, giáo viên phải lau khô người, xoa dầu cho nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Chú ý: Trong khi chuyển trẻ đến y tế, vẫn phải theo dõi sát, nếu cần thì giáo viên  phả tiếp tục thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Vết thương phần mềm

Trẻ bị vết thương rách da, cơ:

Giáo viên rửa vết thương bằng nước sôi để nguội.

Bôi cồn sát trùng xung quanh vết thương, băng lại, trường hợp vết thương rộng hay ở mặt nên đến bệnh viện.

Giáo viên không rắc các loại thuốc bột, thuốc mỡ lên vết thương.

Xử trí vết thương ở các mạch máu:

Ví dụ, ở động mạch chi. Cầm máu tạm thời bằng ép gỗ. Garo phía trên chỗ bị tổn thương.

Cách đặt garo:

Dùng bằn cao su mềm, mỏng, đàn hồi, to bản (chiều rộng 3  5cm, chiều dài 1,2 đến 2m với chi trên hoặc 5  8cm, dài 2  3m với chi dưới) chặn đường đi của động mạch cách vết thương 2  3cm, phải lót vải mềm ở da.

Nếu không có garo (băng garo theo quy định) giáo viên có thể dùng tạm khăn vải, dây buộc hoặc dùng tay ấn vào đường đi của động mạch.

Sau cùng là phải băng vết thương lại tránh nhiễm khuẩn.

Khi đặt garo xong giáo viên phải chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tổn thương mạch máu ở trong nội tạng: Băng ép vết thương ở phía ngoài. Chuyển trẻ đến y tế, bệnh viện một cách nhanh nhất.

Phan Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

HỎI – ĐÁP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (nCoV)

Ngọc Nga

Ngành Y tế tiếp tục tập trung mọi nguồn lực để phòng chống, dịch COVID-19

Ngọc Nga

CDC Hà Nam: Tiếp tục thông tin 53 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2

Ngọc Nga