Biện pháp phòng bệnh giun cho trẻ em tại trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Giáo viên tại trường mầm non hằng tuần dội chiếu bằng nước sôi, không để trẻ lê la dưới đất, sàn nhà không sạch hay chiếu bẩn. Giáo viên cần biết các biện pháp phòng bệnh giun cho trẻ em tại trường mần non để chăm soác trẻ tốt hơn.

  1. Giun đũa

Giun đũa là loại giun kí sinh ở người, hình thể giống như chiếc đũa tròn. Giun cái dài từ 20 – 25 cm, giun đực dài từ 15 – 17 cm. Giun đũa có mà trắng hồng như sữa, hoặc hơi hồng, hai đầu nhọn, con đực nhỏ hơn con cái và đuôi thường cong về phía bụng. Trứng giun đũa hình bầu dục

Chu kì: Giun đũa sống ở ruột non của người. Giun đực và cái trưởng thành giao hợp đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi có oxi và sau một thời gian phát triển thành ấu trùng.

Triệu chứng và tác hại: Kém phát triển về tinh thần và thể chất; Rối loạn tiêu hóa; Nhiều giun có thể gây ra những biến chứn. Khi ấu trùng di chuyển đến phổi có thể gây ra những triệu chứng: ho, đau ngực,… các triệu chứng thường mất nhanh.

Biện pháp phòng bệnh

Nhà trường xây dựng nhà vệ sinh đúng quy cách; Giáo viên thường xuyên vệ sinh ngoại cảnh

Giáo viên cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh trẻ nhiễm trứng giun.

  1. Giun kim

Là loại giun hình ống, kích thước bé, màu trắng hồng, hai đầu nhọn. Đầu giun kim phần cuối thực quản có ụ phình thực quản. Đây là đặc điểm quan trọng để nhận ra giun kim. Đuôi con giun kim cái thon nhọn, đuôi con giun đực cong về phía bụng. Giun kim đực so với giun kim cái nhỏ hơn nhiều, con giun đực dài từ 2- 5mm, con cái dài 9 – 12mm; Trứng giun kim hình bầu dục, lép một góc (giống như hạt gạo), vỏ mỏng, trong. Trứng phát triển nhanh nên thường nhìn thấy nhân có hình ấu trừng hoặc giai đoạn nhân hình quả dâu. Một con giun cái có thể đẻ từ 4627 đến 16888 trứng.

Chu kì

Trứng giun ở ngoại cảnh vào người qua tay bẩn đưa lên miệng. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn trẻ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Con trưởng thành sống ở manh tràng, đẻ trứng ở nếp hậu môn. Cá biệt giun kim có thể kích thích dạ dày gây buồn nôn hoặc giun kim chui vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.

Rối loạn thần kinh: Giáo viên thấy trẻ hay quấy khóc, ít hoạt bát, nghiến răng.

Tác hại vào bộ phận sinh dục của em gái: giun cái đẻ trứng ở hậu môn có thể bò sang bộ phận sinh dục gây ngứa. Nếu gãi nhiều gây lở loét viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Phòng bệnh

Đời sống giun kim ngắn (1 – 2 tháng), nên vấn đề vệ sinh, chống tái nhiễm tiến hành trong 2 tháng liền cũng có thể khỏi bệnh mà không cần điều trị: Giáo viên rửa hậu môn nhiều lần trong ngày bằng xà phòng, nhắc bó mẹ trẻ vệ sinh cho trẻ hàng ngày, nhất là buổi sáng ngủ dậy (6 giờ rửa một lần), rồi bôi vaselin quanh hậu môn để trứng khỏi rơi ra giường chiếu.

Quần áo phải phơi nắng hay rội bằng nước sôi. Giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, đặc biệt là buổi sáng ngủ dậy.

  Phan Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CÁC TRƯỜNG HỢP NGHI MẮC nCoV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Ngọc Nga

Chung tay phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con                            

CDC Hà Nam

Các loại vaccine hiện tại vẫn đủ hiệu quả để chấm dứt đại dịch

Ngọc Nga