Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp chủ động phòng chống một số dịch bệnh thường xảy ra trong mùa Đông – Xuân  

(CDC Hà Nam)

Qua tổng hợp tình hình dịch bệnh từ đầu năm 2024 đến nay (đến ngày 10/01/2024), tại một số địa phương đã ghi nhận ca bệnh rải rác: 03 trường hợp mắc COVID-19 (xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng: (01); xã An Nội, huyện Bình Lục: (01) và phường Châu Sơn, thành phố Phủ Lý: (01) . Đặc biệt vẫn còn ghi nhận 03 trường hợp nghi mắc/mắc sốt xuất huyết (xã Liêm Chung, thành phố Phủ Lý: (01); xã Đạo Lý: (01) và xã Văn Lý: (01), huyện Lý Nhân)

Trước diễn biến khó lường như vậy và để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế, Ban Giám đốc Trung tâm đã tập trung chỉ đạo:

– Các khoa/phòng/bộ phận trong đơn vị chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch; tăng cường hoạt động giám sát, điều tra ca bệnh, thông tin, hướng dẫn tuyến dưới xử lý và báo cáo tình hình dịch bệnh.

– Rà soát, bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất, đặc biệt là các hóa chất sinh phẩm chẩn đoán, phát hiện cúm A, COVID-19, Sốt xuất huyết,…cũng như bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chỉnh, hiệu chuẩn các máy, phòng xét nghiệm đặc biệt phòng xét nghiệm sinh học phân tử đối với vi rút đường hô hấp…

Bên cạnh các hoạt động chủ động nêu trên thì Trung tâm còn phối hợp tốt với tỉnh lân cận và với địa phương trên địa bàn tỉnh để nắm sát các diễn biến tình hình dịch bệnh cũng như phối hợp xử lý sớm, ngay từ khi ghi nhận các trường hợp đầu tiên không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài nhất là trong thời gian tới khi nhiệt độ tiếp tục giảm và sự gia tăng: giao lưu đi lại, buôn bán, sử dụng thực phẩm… khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn đến gần.

 

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm test nhanh Cúm A tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Một số khuyến cáo phòng bệnh

* Phòng bệnh cúm mùa:

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

  1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2.Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất và thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao thể trạng.

  1. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
  2. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
  3. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

* Để chủ động phòng chống bệnh cúm từ gia cầm lây sang người: ngoài các biện pháp nêu trên, mọi người cần chủ động thực hiện thêm:

  1. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm, thực hiện ăn chín, uống chín.
  2. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

*Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau:

  1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
  2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và khi đến cơ sở y tế.
  3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
  4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
  5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
  6. Nếu người dân có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi hãy đeo khẩu trang và đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và xử trí kịp thời.

*Để tích cực phòng bệnh Sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp sau đây:

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
  3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
  4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  5. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

                                                                                        Mậu Ngọ

 

 

 

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp tại trường học

hanh phan

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng 03/8

Mậu Ngọ

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 07/02/2022

CDC Hà Nam