Các bệnh thường gặp tại trường học

(CDC Hà Nam)

Trẻ trong độ tuổi (6-17 tuổi) rất hay gặp chứng viêm Amidan cấp, Amidan phì đại, tai nạn thương tích, nhiễm trùng đường tiêu. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập. Giáo viên và phụ huynh, học sinh cần biết  cách phòng tránh để chúng ta biết tự bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta. 

  1. Nhiễm trùng đường tiêu

Nhà vệ sinh trường quá bẩn, trẻ ham chơi quên đi tiểu dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi con vào Tiểu học. Bệnh do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu.

Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận. Khoảng 1 trong 20 trẻ em trai và hơn 1 trong 10 trẻ em gái có ít nhất một lần bị nhiễm trùng tiểu khi chúng đến tuổi 16.

  1. Viêm Amidan cấp.

Trẻ trong độ tuổi (6-17 tuổi) rất hay gặp chứng viêm Amidan cấp, Amidn phì đại. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.

Bệnh do virut gây ra, khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm… Trẻ Tiểu học sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang dễ mắc viêm Amidan.

Triệu chứng:

Trẻ có triệu chứng đột ngột sốt cao, mệt mỏi, đau họng khi nuốt, hơi thở hôi.

Hạch cổ sưng đau, gây chán ăn.

Trẻ ho đờm.

Há to miệng sẽ thấy 2 amiđan sưng to, đỏ, có chấm mủ trắng.

Cha mẹ nên giữ cho con không bị lạnh, tránh tiếp xúc môi trường khói thuốc lá, bụi bẩn… Hướng dẫn trẻ súc miệng và họng bằng nước muối loãng. Khi bị viêm amidan, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Tốt nhất, nên điều trị triệt để các bệnh vùng mũi họng như sâu răng, viêm họng, viêm xoang.

  1. Tai nạn thương tích (TNTT)

Một số tai nạn thường gặp:

TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, năm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….

 Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.

Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.

Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.

Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.

Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải…

 Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).

 Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…

Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Cách ly y tế tại nhà 593 người trở về từ các vùng dịch

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 27/12/2021

Ngọc Nga

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh tại trường học

hanh phan