Các loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược axit

(CDC Hà Nam)

Trào ngược axit là hiện tượng xảy ra khi một phần axit trong dạ dày trào lên thực quản. Đây là triệu chứng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày thực quản. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt đối với bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản rất quan trọng và là bước đầu tiên trong quá trình quản lý toàn diện, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 Axit trong dạ dày đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa. Nhờ có axit dạ dày, thức ăn được phá vỡ và tiêu hóa, trở thành các chất nuôi dưỡng cơ thể.

Lớp niêm mạc của dạ dày được điều chỉnh đặc biệt để bảo vệ nó khỏi axit mạnh, nhưng thực quản không được bảo vệ.

Cơ thắt thực quản bình thường như một van cho phép thức ăn vào dạ dày nhưng không trào ngược lên thực quản. Khi van này hoạt động không bình thường, chất chứa trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản và gây kích ứng.

Biểu hiện trào ngược axit là cảm giác nóng rát trong thực quản khi axit tăng lên và gây ợ chua.

Ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ trào ngược axit

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược axit bao gồm: béo phì, ít vận động, hút thuốc (chủ động hoặc thụ động), thai kỳ, sử dụng một số loại thuốc điều trị hen suyễn, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc an thần…

Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý cũng có nhiều ảnh hưởng đến trào ngược axit dạ dày thực quản. Vì vậy, nếu thường xuyên bị trào ngược axit với biểu hiện ợ chua người bệnh nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm trên và lưu ý lựa chọn những thực phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược.

Một số thực phẩm nên ăn khi bị trào ngược axit

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho chứng trào ngược axit vì chúng không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit.

Khi bạn tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn. Ăn nhiều chất xơ cũng có thể giúp giữ cho cơ thắt thực quản dưới không mở ra và có thể giúp di chuyển thức ăn nhanh hơn để giảm áp lực và chướng bụng trong dạ dày của bạn.

Nguồn ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bị trào ngược axit bao gồm: gạo lứt, bánh mì nguyên cám, bỏng ngô…

Rau củ

Rau củ tươi là một lựa chọn an toàn để chống lại chứng ợ nóng vì chúng thường dễ tiêu trong dạ dày.

Có rất nhiều loại rau thích hợp cho những người bị trào ngược axit như: cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, dưa chuột, khoai lang, khoai tây…

Trái cây có hàm lượng axit thấp

Khi bị trào ngược axit bạn nên tránh các loại trái cây họ cam quýt và nước trái cây vì chúng thường chứa nhiều axit. Tuy nhiên, có một số trái cây có hàm lượng axit thấp, giúp chống viêm tốt cho người bệnh bao gồm: dưa, chuối, quả bơ, việt quất, mâm xôi…

Chất béo có lợi

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, nhưng đó là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa như: đồ chiên rán, thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ nướng chế biến sẵn…

Có một số chất béo có lợi có thể có tác dụng ngược lại, có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng trào ngược axit như dầu mè, dầu hướng dương, các loại hạt, cá béo như cá hồi…

Gừng

Gừng giúp tiêu hóa bằng cách kích thích nước bọt và các enzym trong dạ dày. Nó giúp loại bỏ khí dư thừa và làm dịu đường ruột. Cách đơn giản để làm dịu triệu chứng trào ngược axit là đun sôi một vài lát gừng, gạn lấy nước, để nguội và uống từng ít một.

Nước

Mặc dù uống nước không có tác dụng chữa bệnh, nhưng việc thay thế nước bằng các đồ uống khác như rượu, cà phê hoặc nước có gas có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit. Uống nước, ăn thực phẩm chứa nhiều nước cũng có thể giúp trung hòa và làm loãng axit trong dạ dày. Và điều này vô cùng hữu ích nếu bạn sản sinh quá nhiều axit trong dạ dày.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Tích cực và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Ngọc Nga

Truyền thông hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới (26/9), Ngày quốc tế người cao tuổi (1/10) và Ngày quốc tế trẻ em gái (11/10)

Ngọc Nga

Khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng

Ngọc Nga