Phân biệt lo sợ do phản xạ thần kinh và phản vệ do vaccine

(CDC Hà Nam)
Ở một số người vì tâm lý quá lo sợ với việc tiêm vaccine cũng có thể gây ra những phản ứng khi tiêm chủng. Còn hầu hết các phản ứng nặng sau tiêm chủng đều là ngẫu nhiên. Bài viết cung cấp những thông tin quan trọng giúp phân biệt phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine.
Phân biệt phản vệ tiêm vaccine và phản xạ thần kinh

PGS. TS. BS Hoàng Thị Lâm-Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội- Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch & Da liễu, Bệnh viện E cho biết, khi gặp phải một vấn đề quá lo lắng, nhiều người có cảm giác bồn chồn hay một trực giác rõ ràng, mạnh mẽ. Khoa học đã chứng minh rằng những gì xảy ra trong ruột ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động não bộ và sức khỏe tinh thần.

Dịch COVID – 19 lây lan mạnh qua đường hô hấp và tiếp xúc, cộng thêm với rất nhiều biến thể của virus, khiến cho việc khống chế dịch bệnh trở nên khó khăn. Một số người quá lo sợ về dịch bệnh, sợ về kim tiêm dẫn vaccine cũng có thể gây ra những phản ứng khi tiêm chủng.

Chia sẻ về vấn đề phản xạ thần kinh và phản xạ dị ứng vaccine, BS Lâm cho rằng thực tế cho thấy, dị ứng vaccine chỉ có một phần nhỏ là không dự đoán được. Dị ứng vaccine, đặc biệt dị ứng nhanh là vấn đề mà tất cả mọi người đều quan tâm.

Những phản ứng của dị ứng vaccine như: Mày đay, phù mạch, viêm da dị ứng… nếu chỉ xảy ra thoáng qua, thì có thể đến khám ở chuyên khoa dị ứng, để được điều trị và tư vấn về tiêm vaccine mũi tiếp theo.

Phân biệt lo sợ do phản xạ thần kinh và phản vệ tiêm vaccine - Ảnh 2.

Phản xạ thần kinh phế vị rất hay xảy ra ở người lớn, thanh thiếu niên khi sử dụng vaccine, nhưng lại ít xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Nếu sau khi tiêm vaccine, trẻ đột ngột mất ý thức, nên nghĩ đến sốc phản vệ.

Tuy nhiên, sốc phản vệ rất hiếm gặp, nhưng là một phản ứng dị ứng nặng, nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp thì có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Cần nghĩ tới sốc phản vệ nếu sau khi tiêm vaccine từ vài phút đến vài giờ có những triệu chứng như: Mày đay, phù mạch nhanh, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức…

Mặc dù vậy, có rất nhiều trường hợp có các triệu chứng giống sốc phản vệ, nhưng không qua cơ chế miễn dịch, có nghĩa không phải do dị ứng vaccine. Ví dụ các phản ứng thoát bọng tế bào Mast trực tiếp do các mảnh bổ thể, do một số sản phẩm như yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, hormone giới tính, opiate… BS Lâm phân tích thêm.

Vậy phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine là gì?

Chia sẻ về vấn đề phản xạ thần kinh và phản xạ do vaccine, BS. Lâm cho rằng, những người được chủng ngừa vaccine cũng nên tìm hiểu để biết phân biệt giữa phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine.

Phản xạ thần kinh phế vị cũng xảy ra nhanh sau khi tiêm (nhiều trường hợp xảy ra trước khi tiêm), các triệu chứng cũng khá cấp tính và có nhiều triệu chứng gần giống phản vệ, thậm chí người bệnh cũng có các triệu chứng tụt huyết áp (thoáng qua) và nhiều khi còn có đột ngột mất ý thức, nên rất khó tránh khỏi lo lắng hoặc chẩn đoán nhầm với sốc phản vệ.

Phân biệt lo sợ do phản xạ thần kinh và phản vệ tiêm vaccine - Ảnh 3.

Nhiều người lớn và trẻ em cũng lo sợ với mũi kim tiêm

Phản xạ thần kinh phế vị rất hay xảy ra ở người lớn, thanh thiếu niên khi sử dụng vaccine, nhưng lại ít xảy ra ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Nếu sau khi tiêm vaccine, trẻ đột ngột mất ý thức, nên nghĩ đến sốc phản vệ, đặc biệt trong trường hợp mất mạch lớn ở trung tâm. Mạch lớn trung tâm (mạch cảnh) thường vẫn còn trong trường hợp phản xạ thần kinh phế vị hoặc co giật.

Những bệnh nhân dị ứng nhanh với vaccine cần thận trọng khi quyết định vaccine mũi tiếp theo. Trong trường hợp này, người tiêm vaccine gặp bác sĩ dị ứng, để bác sĩ xác định thành phần dị ứng trong vaccine, từ đó tư vấn và đưa ra khuyến nghị nên sử dụng vaccine nào tiếp theo.

Trong trường hợp không đổi được vaccine, bác sĩ dị ứng cũng sẽ giúp người bệnh hướng có thể tiêm vaccine an toàn. Với những trường hợp phản xạ thần kinh phế vị do vaccine, không phải là chống chỉ định cho lần tiêm vaccine kế tiếp, các bác sĩ cũng sẽ giúp đưa ra các biện pháp an toàn cho người bệnh khi tiêm vaccine lần sau.

Bảng phân biệt phản xạ thần kinh phế vị và phản vệ do vaccine

Triệu chứng

Phản xạ thần kinh phế vị

Phản vệ

Thời gian (sau khi tiêm)

Có thể xuất hiện trước khi tiêm hoặc vài giây, vài phút sau khi tiêm

Trong vòng 30 phút sau khi tiêm, phản ứng nặng xảy ra trong vòng 15 phút sau khi tiêm

Mất ý thức

Ngất xỉu, chóng mặt, mất ý thức

Lo lắng, có thể tiến triển đến mất ý thức

Nhịp thở

Nhịp thở chậm yếu, có thể có khó thở

Khó thở, ho, khò khè, hắt xì hơi, tiếng rít thanh quản

Mạch

Chậm, yếu, nhưng đều

Nhanh yếu và có thể có rối loạn nhịp tim

Da

Vã mồ hôi, da lạnh, xanh nhợt nhạt

Da đỏ, có thể tiến triển đến da xanh nhợt nhạt

Mày đay, ngứa (gặp ở >90% các trường hợp)

Phù mạch (mắt, môi, lưỡi…)

Huyết áp

Giảm huyết áp thoáng qua

Giảm huyết áp (huyết áp tối đa <90mmHg) có thể tiến triển tới trụy tim mạch

Triệu chứng tiêu hóa

Nôn, buồn nôn

Nôn buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Điều trị

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, chân cao hơn đầu (hoặc ngồi cúi đầu vào hai đầu gối)

Thông thoáng phòng

Đắp khăn ướt lạnh lên mặt

Trấn an người bệnh

Sử dụng Adrenaline, thở oxy, corticoid, đặt đường truyền v.v… theo phác đồ xử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế

Dự phòng

Chuẩn bị tinh thần tốt cho người bệnh trước khi tiêm vaccine. Có thể tiêm ở tư thế nằm

Khai thác tiền sử dị ứng trước khi tiêm. Xác định thành phần gây dị ứng trong vaccine nếu người bệnh dị ứng vaccine.

Lời khuyên của thầy thuốc

Vaccine ngừa COVID -19 là một bước tiến nhanh của văn minh khoa học, góp phần không nhỏ trong việc khống chế dịch bệnh hiệu quả. Hiện nay, nước ta đang triển khai tiêm vaccine trên diện rộng. Khi nhiều người tiếp cận được với vaccine, sẽ nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng. Như vậy, khả năng kiểm soát dịch bệnh càng cao.

Vaccine cũng giống như các loại thuốc khác, trong quá trình sử dụng đều có thể gây ra các tai biến không mong muốn. Đa phần các tai biến đó đều có thể dự đoán và phòng tránh được. Trong quá trình sử dụng vaccine, một số người có thể có sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi… đây là phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình vaccine giúp cơ thể tạo miễn dịch chống lại virus.

Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, bồi phụ nước và điện giải. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc hạ sốt giảm đau để giảm triệu chứng, nếu cần thiết. Các triệu chứng này sẽ hết trong vòng 1-2 ngày. Những biểu hiện tại chỗ tiêm như sưng, nóng, đỏ đau… có thể xử lý bằng cách chườm lạnh, giảm đau.

Dây thần kinh phế vị

Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh sọ dài nhất, chứa các sợi vận động và cảm giác, và đi qua cổ và ngực đến bụng. Nó kết nối với nhiều cơ quan bao gồm tim, phổi, gan, thận, lá lách, cơ quan sinh sản và tuyến tụy của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến cổ, tai và lưỡi của bạn. Dây thần kinh phế vị của bạn là dây thần kinh đối giao cảm chính của cơ thể chịu trách nhiệm cho phản xạ (co thắt) họng, làm chậm nhịp tim, kiểm soát mồ hôi, điều hòa huyết áp, kích thích đường tiêu hóa và kiểm soát trương lực mạch máu.

Hệ thống thần kinh đối giao cảm đôi khi được gọi là “hệ thống nghỉ ngơi và tiêu hóa” giúp cơ thể bạn thoải mái để bạn có thể xử lý không chỉ thức ăn mà cả những cảm xúc của bạn. Theo truyền thống, các nhà khoa học tin rằng dây thần kinh chỉ điều chỉnh các chức năng ức chế, chẳng hạn như no và buồn nôn.

Anh Đức tổng hợp 

Bài viết liên quan

Cách làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả lâu dài

hanh phan

Tập huấn, hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt rét cho cán bộ y tế tuyến tỉnh

Ngọc Nga

Vaccine là biện pháp phòng dịch chủ động, hiệu quả nhất, kể cả với biến thể mới Omicron

Ngọc Nga

Để lại bình luận