Theo dõi tiêm chủng và phòng dịch tại trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Tiêm chủng

Giáo viên nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương. Những bệnh cần tiêm chủng cho trẻ em tiêm chủng gây miễn dịch cơ bản cho trẻ.  Lứa tuổi; Vắc xin phòng bệnh; Liều, cách dùng.

Dưới 1 tháng BCG phòng lao, viêm gan mũi 1 0,05 – 1ml, tiêm trong da

Trẻ 2 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 1.

Bại liệt lần 1.

Viêm gan mũi 2 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống

Trẻ 3 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 2.

Bại liệt lần 2. 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống

Trẻ 4 tháng Bạch hầu + ho gà + uốn ván mũi 3. Bại liệt lần 3. 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống

Trẻ 9 – 11 tháng Sởi mũi 1 0,5ml tiêm dưới da tiêm chủng nhắc lại cho trẻ 13 – 24 tháng để củng cố miễm dịch.

Trẻ 13 -24 tháng  Bạch hầu + ho gà + uốn ván, bại liệt, sởi mũi 2. Viêm não nhật bản: 3 mũi Mũi 2 cách mũi 1 = 1 tuần Mũi 3 cách mũi 2 = 2 tuần 0,5ml tiêm bắp, 3 giọt uống

* Chú ý: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng Giữ vết chủng sạch sẽ, không để trẻ sờ mó hoặc gãi vào đó.

Ngày tiêm chủng giáo viên cần cho trẻ hoạt động ít. Lấy nhiệt độ cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ sốt cho trẻ ăn nhẹ, nghỉ ngơi. Nếu trẻ đau vết tiêm chủng, chườm nóng chỗ tiêm bằng gạc sạch. Báo cho y tế địa phương những trường hợp bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng dịch

Nếu trong trường mầm non  có nhiều trẻ mắc cùng một bệnh cô cần mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân đề phòng dịch bệnh lây lan.

Trường hợp trong vùng đã xảy ra một dịch nào đấy, cô giáo cần phối hợp với y tế để phòng dịch cho trẻ.

Thời gian cách ly một số bệnh truyền nhiễm

Khi trẻ mắc bệnh truyền nhiễm phải để trẻ ở nhà trong thời kì lây bệnh và theo dõi những trẻ khỏe để phòng dịch bệnh xảy ra. Tên bệnh; Thời gian cách li trẻ bị bệnh (ở nhà); Theo dõi trẻ khỏe (trong lớp).

Câu hỏi, hướng dẫn học tập, thảo luận tại lớp

Giáo viên đặt câu hỏi phân tích đặc điểm bệnh lý từng thời kì phát triển của trẻ em. Từ đó cho biết biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong mỗi thời kì phát triển.

Giáo viên phân tích tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em hiện nay. Từ đó hãy cho biết các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.

Giáo viên phân tích cách đánh giá thể lực và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Giáo viên cần có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em.

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Công ty cổ phần Y tế Đức Minh ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19

CDC Hà Nam

Hà Nam tiếp nhận thêm 41.160 liều vắc xin phòng Covid-19

Mậu Ngọ

Người nhiễm biến thể Omicron có dấu hiệu như thế nào?

Ngọc Nga