Điểm báo ngày 01/3/2021

(CDC Hà Nam)
Việt Nam tiêm ngừa vắc xin Covid -19 ra sao?; Tiêm vaccine Covid-19 sẽ chậm hơn so với kế hoạch; ĐBSCL: Khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan đến người nghi mắc Covid-19…

Việt Nam tiêm ngừa vắc xin Covid -19 ra sao?

Trên 117.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 đã về Việt Nam hôm 24-2 đang được kiểm định và tháng 3 này sẽ có thêm 1 lô vắc xin về.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đang “huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngành cho chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay”.

Theo nghị quyết của Chính phủ về các đối tượng và địa bàn ưu tiên tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, nhân viên y tế ở các khu điều trị bệnh nhân COVID-19, lực lượng quân đội, công an tham gia chống dịch, tổ chống dịch cộng đồng… sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng. Về địa bàn, sẽ ưu tiên vùng có dịch, đầu mối giao thông, khu vực đô thị tập trung đông người trước.

Tiêm trước ở các tỉnh có dịch

Với các nguyên tắc từ nghị quyết, hiện có 3/13 tỉnh có dịch đợt này thuộc diện đang và mới ghi nhận bệnh nhân, bao gồm Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là những địa bàn được ưu tiên đầu tiên theo nguyên tắc kể trên, nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia.

Trước khi lô vắc xin trên 117.000 liều kể trên về tới Việt Nam, có ý kiến đề xuất đây là vắc xin đã được phê duyệt lưu hành ở nhiều nước, đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, có thể không cần kiểm định lại.

Tuy nhiên theo một quan chức phụ trách về tiêm chủng, đây là vắc xin mới, tiêm hoàn toàn trên người trưởng thành, vắc xin mới chưa có thời gian dài theo dõi kỹ về tỉ lệ gặp phản ứng không mong muốn, vì vậy việc đưa vắc xin vào chương trình phải thực hiện theo quy định của vắc xin tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia: kiểm định từng lô nhập khẩu, khám sàng lọc và hỏi tiền sử trước tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm…

Dự kiến giữa tháng 3, lô vắc xin vừa nhập khẩu sẽ được chính thức đưa ra tiêm chủng. Cho đến nay, Bộ Y tế dự kiến mua được 91 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, chưa kể 60 triệu liều đang đàm phán mua của Nga, với tổng số khoảng 150 triệu liều vắc xin tiêm cho 75 triệu người.

Sau khi vắc xin về đến Việt Nam, Bộ Y tế đã họp với các chuyên gia quốc tế, đánh giá về các phản ứng không mong muốn/các vấn đề có thể gặp phải khi tiêm vắc xin diện rộng.

Vắc xin Việt có hiệu quả miễn dịch với chủng virus biến chủng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Đặng Đức Anh – viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đơn vị triển khai thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac (do Viện Vắcxin và sinh phẩm y tế Nha Trang phát triển) trên người – cho biết mũi vắc xin Covivac tiêm trên người tình nguyện đầu tiên cũng sẽ vào giữa tháng 3.

Ông Đặng Đức Anh cũng cho biết ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật (đánh giá tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam) cho thấy vắc xin này có hiệu quả miễn dịch với chủng SARS-CoV-2 thông thường và 2 chủng virus biến chủng (chủng Anh và Nam Phi).

“Hiện đây là các chủng ghi nhận nhiều bệnh nhân nên đã thử nghiệm trước với các chủng này, tiến tới sẽ thử thêm hiệu quả miễn dịch với các chủng khác” – ông Đức Anh nói. Thời gian qua, thử nghiệm vắc xin Nanocovax với chủng virus biến chủng xuất hiện lần đầu tại Anh cũng cho thấy có hiệu quả miễn dịch.

Tiêm vắc xin có đảm bảo an toàn 100% không?

Thảo luận về các phản ứng có thể gặp, các chuyên gia quốc tế thống nhất nhận định không vắc xin nào đảm bảo an toàn 100%, nhất là vắc xin ngừa COVID-19 mới phát triển trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, vắc xin Pfizer – vắc xin Việt Nam đang đàm phán nhập khẩu – cần bảo quản ở nhiệt độ âm sâu (âm 70 độ C), nhưng khi rã đông cần tiêm trong vòng 5 ngày.

Nếu không tiêm kịp trong thời gian đó do lý do khách quan thì sẽ phí vắc xin. Thực tế tại Mỹ cho thấy có một tỉ lệ vắc xin không sử dụng vì lý do này.

Đã tiêm 64 người, chưa ghi nhận phản ứng phụ

Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu y dược học quân sự, đơn vị đồng triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin Nanocovax (vắc xin ngừa COVID-19 do Công ty Nanogen, Việt Nam phát triển) cho biết sau 3 ngày, đến 28-2 đã có 64 người tình nguyện từ 18 đến trên 60 tuổi tiêm vắc xin này ở các mức liều 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg, cho đến nay chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp phản ứng không mong muốn.

Đầu tháng 3 này, sẽ có thêm 1 vắc xin Việt Nam bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.

Giảm 70% người nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc xin Pfizer đầu tiên

Chiến dịch tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh do virus corona gây ra tại Anh làm giảm đáng kể những trường hợp nhiễm COVID-19, giảm 70% người nhiễm bệnh trong số các nhân viên y tế đã được nhận một liều tiêm đầu tiên vắc xin của Pfizer-BioNTech, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Cơ quan Y tế cộng đồng Anh.

Phân tích dữ liệu còn cho thấy liều tiêm nêu trên giúp giảm mức độ nhiễm, mắc bệnh không có triệu chứng, nhập viện và tử vong hơn 75% ở những người cao tuổi. Các kết quả trên được ghi nhận từ hai nghiên cứu trên các nhân viên y tế và những người 80 tuổi hoặc hơn.

Nghiên cứu trên những người cao tuổi cho thấy một liều tiêm vắc xin của Pfizer có hiệu quả khoảng 57% phòng chống bệnh có triệu chứng do COVID-19, và tiêm liều thứ hai sẽ gia tăng bảo vệ hơn 85%. Tỉ lệ nhập viện và tử vong đều giảm ở mọi lứa tuổi, nhưng nhóm cao tuổi nhất giảm thiểu nhiều nhất. Vắc xin này cũng giúp bảo vệ phòng chống bệnh do virus corona biến chủng (chủng Anh) gây ra.

Các nhà nghiên cứu ở Scotland nhận xét cả hai loại vắc xin COVID-19 của Pfizer và Oxford-AstraZeneca đều có hiệu quả bảo vệ cao để phòng chống nhiễm bệnh nặng. (Tuổi trẻ, trang 1; Công an nhân dân, trang 1).

 

Tiêm vaccine Covid-19 sẽ chậm hơn so với kế hoạch

Chiều tối 28-2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày, cả nước có thêm 16 ca mắc Covid-19 (thứ 2.433 đến 2.448). Trong đó có 12 ca ghi nhận tại Hải Dương và 4 ca là người nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh (3 ca), Đồng Tháp (1 ca). Trong ngày, cả nước có thêm 32 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh lên 1.876 ca.

Bộ Y tế đang phối hợp với tất cả đơn vị để triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất trên quy mô toàn quốc, ước tính tiêm khoảng 100 triệu liều trong năm 2021.

Liên quan tới việc hơn 117.000 liều vaccine AstraZeneca mới được nhập khẩu về Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang cùng Bộ Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đánh giá chất lượng toàn bộ lô xuất xưởng này. Do đó, thời gian tiêm có thể chậm hơn so với đề xuất ban đầu (dự tính vào đầu tháng 3) nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vaccine với người dân. Các dữ liệu nghiên cứu đến nay cho thấy, vaccine AstraZeneca có mức độ bảo vệ khá tốt, sau mũi 1 đạt hiệu lực 76%, sau mũi 2 là 81%. Điều đáng nói, 100% số người được tiêm vaccine này không tiến triển bệnh nặng hơn.

Cùng ngày, Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương được giải thể. Trong 1 tháng qua, bệnh viện đã thu dung và điều trị hơn 300 bệnh nhân. Trong đó, 186 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, số bệnh nhân còn lại tiếp tục được điều trị tại cơ sở y tế khác.

Ngày 28-2, UBND tỉnh Gia Lai đã có công điện cho biết đến ngày 27-2, tỉnh ghi nhận bệnh nhân thứ 1.696 (tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) tái  dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân đã được ngành chức năng tỉnh điều trị thành công và xuất viện ngày 21-2.

Chiều tối 28-2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày, cả nước có thêm 16 ca mắc Covid-19 (thứ 2.433 đến 2.448). Trong đó có 12 ca ghi nhận tại Hải Dương và 4 ca là người nhập cảnh được cách ly ngay tại Tây Ninh (3 ca), Đồng Tháp (1 ca). Trong ngày, cả nước có thêm 32 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh lên 1.876 ca.

Bộ Y tế đang phối hợp với tất cả đơn vị để triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 lớn nhất trên quy mô toàn quốc, ước tính tiêm khoảng 100 triệu liều trong năm 2021.

Liên quan tới việc hơn 117.000 liều vaccine AstraZeneca mới được nhập khẩu về Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đang cùng Bộ Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đánh giá chất lượng toàn bộ lô xuất xưởng này. Do đó, thời gian tiêm có thể chậm hơn so với đề xuất ban đầu (dự tính vào đầu tháng 3) nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vaccine với người dân. Các dữ liệu nghiên cứu đến nay cho thấy, vaccine AstraZeneca có mức độ bảo vệ khá tốt, sau mũi 1 đạt hiệu lực 76%, sau mũi 2 là 81%. Điều đáng nói, 100% số người được tiêm vaccine này không tiến triển bệnh nặng hơn.

Cùng ngày, Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương được giải thể. Trong 1 tháng qua, bệnh viện đã thu dung và điều trị hơn 300 bệnh nhân. Trong đó, 186 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh, số bệnh nhân còn lại tiếp tục được điều trị tại cơ sở y tế khác.

Ngày 28-2, UBND tỉnh Gia Lai đã có công điện cho biết đến ngày 27-2, tỉnh ghi nhận bệnh nhân thứ 1.696 (tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) tái  dương tính với virus SARS-CoV-2. Đây là bệnh nhân đã được ngành chức năng tỉnh điều trị thành công và xuất viện ngày 21-2. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

 

ĐBSCL: Khẩn trương truy vết các trường hợp liên quan đến người nghi mắc Covid-19

Chiều 28-2, tại UBND huyện biên giới Tân Hồng, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, chủ trì cuộc họp khẩn với các ngành chức năng và huyện biên giới, sau khi phát hiện thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Người này là nam, 37 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang, là thuyền viên đi sà lan giao hàng ở Phnom Penh (Campuchia). Khoảng 12 giờ ngày 25-2, người này cùng một người khác đi sà lan về Việt Nam. Trong quá trình đi về không ghé nơi nào. Ngày 26-2, 2 người làm thủ tục nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và được đưa vào khu cách ly tập trung Trường Trung cấp Hồng Ngự.

Liên quan đến bệnh nhân thứ 2.424 (nhập cảnh trái phép được phát hiện trước đó), Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết, đến chiều 28-2, ngành chức năng ghi nhận 11 trường hợp F1, trong đó có 9 trường hợp F1 đã được cách ly tập trung và có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2; cũng như truy tìm thêm 2 trường hợp F1 (tài xế). Hiện ngành chức năng đang khẩn cấp truy vết 4 trường hợp có liên quan còn lại (nghi F1). Có 52 trường hợp F2 được xác định và tổ chức cách ly, theo dõi tại nhà.

Th.S Trần Văn Hai, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, cho rằng, ca thứ 2.424 có triệu chứng lâm sàng, có khả năng mắc bệnh trước khi nhập cảnh trái phép vào Đồng Tháp, do đó nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao. Vì vậy, bằng mọi cách phải truy vết, tìm kiếm cho bằng được các trường hợp còn lại có liên quan đến bệnh nhân này.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thống nhất tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, vui chơi, giải trí để phòng chống Covid-19 tại các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và TP Hồng Ngự. Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cũng đã quyết định cho học sinh, học viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, trên địa bàn các huyện biên giới Hồng Ngự, Tân Hồng và TP Hồng Ngự được nghỉ học từ ngày 1-3 đến hết ngày 6-3.

Tối 28-2, thông tin từ Viện Pasteur TP cho biết, 2 mẫu bệnh phẩm (lấy ngày 27 và 28-2) của trường hợp nghi mắc Covid-19 là ông T.V.T. (49 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Thạnh A, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu gửi đến đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.

Trước đó, khi đi xin việc tại một công ty điện gió ở TP Bạc Liêu, ông T. đã được làm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Tại tỉnh Kiên Giang, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh này cho biết, sau Tết Tân Sửu tình hình dịch bệnh ở Campuchia diễn biến phức tạp, có nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, do đó lượng người nhập cảnh về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Hà Tiên trong những ngày qua tăng đột biến.

Tính từ ngày 24-2 đến ngày 26-2, đã có trên 150 người nhập cảnh về Việt Nam. Tất cả các trường hợp nhập cảnh đều được đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. (Sài Gòn giải phóng, trang 1).

 

Nỗ lực tìm nguồn 150 triệu liều vắc xin Covid-19

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng thông tin, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên với 117.000 liều về Việt Nam hôm 24.2 vừa qua sẽ được tiêm cho các đối tượng ưu tiên là nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19; lực lượng biên phòng đang làm nhiệm vụ tại các chốt, lực lượng công an tại các khu vực cách ly phong tỏa, lực lượng lấy mẫu, truy vết, lực lượng phòng chống dịch thuộc các tổ Covid-19 cộng đồng, các phóng viên tác nghiệp tại khu vực có dịch… Khoảng giữa tháng 3 sẽ tiến hành tiêm lô vắc xin đầu tiên.

Đàm phán từ nhiều nguồn

Trong số 150 triệu liều vắc xin Covid-19, nguồn của COVAX Facility (cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vắc xin ngừa Covid-19”) khoảng 30 triệu liều. Bộ Y tế cho biết đang nỗ lực đàm phán để trong năm 2021 có đủ 30 triệu liều này. Tuy nhiên, COVAX cũng phụ thuộc vào nguồn vắc xin được cung cấp từ các nhà sản xuất để có thể cung ứng đủ như cam kết, do nhu cầu đặt mua rất cao. Thứ 2 là nguồn vắc xin của AstraZeneca, với 30 triệu liều, do Công ty Việt NamVC nhập khẩu.

Nguồn thứ 3 là vắc xin của Pfizer. Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán và xin chủ trương huy động xã hội hóa cho việc tiếp cận nguồn vắc xin này, khả năng trong năm 2021 Pfizer sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều.

Thứ 4 là tiếp cận vắc xin Sputnik V của Nga. Bộ Y tế đã họp hội đồng cấp phép cho vắc xin của Nga. Nhà sản xuất thông báo có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 60 triệu liều trong năm nay. Ngoài ra, theo bộ này, các tập đoàn, công ty cũng đang thúc đẩy đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin khác…

Từ những nguồn khả dĩ, Bộ Y tế dự kiến ngoài 1,3 triệu liều về trong quý 1, quý 2 sẽ có 9,5 triệu liều, quý 3 có 25,9 triệu liều và quý 4 có 51,1 triệu liều… Các nguồn khác sẽ được xác nhận trong thời gian tới.

Giữa tháng 3 tiêm mũi đầu tiên

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng thông tin, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên với 117.000 liều về Việt Nam hôm 24.2 vừa qua sẽ được tiêm cho các đối tượng ưu tiên  là nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19; lực lượng biên phòng đang làm nhiệm vụ tại các chốt, lực lượng công an tại các khu vực cách ly phong tỏa, lực lượng lấy mẫu, truy vết, lực lượng phòng chống dịch thuộc các tổ Covid-19 cộng đồng, các phóng viên tác nghiệp tại khu vực có dịch… Khoảng giữa tháng 3 sẽ tiến hành tiêm lô vắc xin đầu tiên.

Lô 1,2 triệu liều về cuối tháng 3.2021 sẽ ưu tiên tiêm cho những người có nguy cơ tại vùng có nguy cơ Covid-19. Các địa phương, bộ, ngành chủ động lên danh sách, số lượng trong nhóm được tiêm đầu tiên. Cục Y tế dự phòng, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia sẽ trực tiếp triển khai việc tiêm vắc xin này. “Kế hoạch tiêm chi tiết đang được lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt, với yêu cầu tối đa về an toàn”, TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, phụ trách chương trình TCMR quốc gia, nhân lực tham gia công tác TCMR và tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam đều đã được tập huấn về tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm. Tuy nhiên, vắc xin phòng Covid-19 là vắc xin mới, nên cán bộ tiêm chủng sẽ được tập huấn về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm, đảm bảo an toàn.

Bà Hồng cho hay việc triển khai tiêm vắc xin sẽ theo tiến độ cung ứng vắc xin và người tiêm được theo dõi, giám sát chặt chẽ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai biến. “Cũng như sử dụng thuốc, các loại vắc xin đều có thể có phản ứng không mong muốn bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp nặng hơn, như: phản ứng dị ứng, sốc phản vệ”, bà Hồng thông tin thêm.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca (có 117.000 liều đã nhập về Việt Nam) cho thấy các phản ứng thường gặp có tỷ lệ hơn 10%, như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C; phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1% đến dưới 10%. “Để đảm bảo triển khai vắc xin an toàn, trước khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, cán bộ y tế được tập huấn về việc sử dụng vắc xin và theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng… Trang thiết bị phòng, chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng (nếu có) cũng được trang bị đầy đủ tại các điểm tiêm”, bà Hồng cho biết và khẳng định hệ thống dây chuyền lạnh để bảo quản vắc xin của Việt Nam bao gồm dây chuyền lạnh trong TCMR ở các tuyến và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ có khả năng đáp ứng đủ dung tích bảo quản vắc xin để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên diện rộng. (Thanh niên, trang 4).

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 22/12/2021

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 23/12/2020

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 23/2/2022

CDC Hà Nam

Để lại bình luận